Lãnh đạo CNTT - CIO phải nắm vững các khái niệm kinh doanh quan trọng để trở thành đối tác kinh doanh với các đồng nghiệp lãnh đạo của họ. Dưới đây là những thuật ngữ và khái niệm kinh doanh mới nhất ảnh hưởng đến CNTT.
CIO ngày nay được xem như những nhà lãnh đạo doanh nghiệp - nếu không muốn nói là hơn thế - nhà công nghệ.
Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên khi xem xét mức độ thiết yếu của công nghệ đối với việc điều hành tổ chức và phục vụ các bên liên quan, cho dù là khách hàng, nhân viên hay nhà đầu tư.
Các lãnh đạo CNTT đã nói về tầm quan trọng của vai trò của họ trong cuộc khảo sát 2023 của CIO.com, với 71% cho rằng họ mong muốn dành phần lớn thời gian của mình cho công việc chiến lược kinh doanh trong những năm tới. Họ có kế hoạch tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới kinh doanh, phát triển và hoàn thiện chiến lược kinh doanh, xác định cơ hội để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh cũng như phát triển chiến lược và công nghệ tiếp cận thị trường mới.
Với trách nhiệm như vậy, các CIO cho biết họ không chỉ nói được ngôn ngữ của doanh nghiệp mà còn phải hiểu các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp, những ý tưởng và lý thuyết chính đã trở thành bài học nền tảng và lập kế hoạch doanh nghiệp.
Tất nhiên, những yếu tố quản lý và kỹ năng điều hành vẫn là những điều bắt buộc phải có. Nhưng cũng có một danh sách các chủ đề nổi lên và thống trị dựa trên những xu hướng thực tế ngày nay.
CIO.com đã thăm dò ý kiến của các nhà phân tích, chuyên gia tư vấn và CIO về các khái niệm kinh doanh cần phải có ngày nay. Đây là những gì họ phát biểu.
1. Hiểu biết về hoạt động của các bộ phận chức năng
Ngoài nhạy bén trong kinh doanh, CIO phải hiểu được hoạt động chung của từng bộ phận chức năng cũng như động cơ và mục tiêu của từng bộ phận. Đó là nền tảng cần thiết cho một CIO vì họ phải làm việc với toàn bộ ban lãnh đạo nên thách thức của lãnh đạo là thách thức của CIO.
Tất nhiên, CIO không cần phải là chuyên gia trong những lĩnh vực như vậy, nhưng họ nên biết đủ để theo dõi dòng suy nghĩ và đóng góp vào cuộc thảo luận.
Nếu hiểu được “lý do” đằng sau chiến lược của công ty, CIO có thể đồng hành cùng ban lãnh đạo và đưa ra các lựa chọn cũng như những cách khác nhau cho kế hoạch thực hiện.
2. Động lực kinh doanh chính
Tương tự như vậy, khi giám đốc CNTT đã chuyển từ nhà công nghệ sang giám đốc điều hành trong khoảng một thập kỷ qua, họ phải hiểu rõ hơn về cách tổ chức vận hành và kinh doanh. Trong khi đó, những biến động trong vài năm qua và bất ổn kinh tế ngày nay đã khiến các CIO cần phải nắm bắt đầy đủ những gì thúc đẩy doanh nghiệp đi lên.
Bằng cách hiểu sâu sắc điều này, nhóm công nghệ có thể hợp tác với doanh nghiệp để thiết kế và triển khai các giải pháp công nghệ không chỉ cải tiến sản phẩm và dịch vụ mà phải còn tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng. Đây là điều này quan trọng hơn bao giờ hết vì vai trò của công nghệ trong việc tạo ra giá trị lớn hơn bao giờ hết.
3. Nguyên tắc kế toán
CIO cần chỉ ra lợi ích của các khoản đầu tư công nghệ mà họ đã thực hiện và tính toán lợi nhuận kỳ vọng và thực tế. Tuy nhiên, để làm được điều đó, CIO cần phải có một số kỹ năng kế toán. Do vậy kế toán là một trong những khái niệm kinh doanh bắt buộc phải có đối với nhà lãnh đạo công nghệ.
Hiểu biết về kế toán không chỉ dành cho đầu tư mà còn quan trọng đối với việc tính toán để giảm chi phí và hiểu cách có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
4. Tài chính, thị trường tài chính
Một cuộc khảo sát các giám đốc điều hành và giám đốc cấp C (cấp lãnh đạo) để hiểu những rủi ro hàng đầu mà họ phải đối mặt vào năm 2023. Những lãnh đạo này liệt kê các điều kiện kinh tế trên thị trường và khả năng hạn chế của chúng đến cơ hội tăng trưởng là rủi ro hàng đầu. Đứng thứ 2 sau những thách thức về nhân sự ở vị trí số 1.
Với những bất ổn kinh tế ngày nay, CIO không chỉ thành thạo về cách công ty kinh doanh mà còn về các ý tưởng kinh tế vĩ mô và vi mô rộng hơn, từ hoạt động tài chính doanh nghiệp và thị trường tài chính đến xu hướng kinh tế toàn cầu.
5. Tác động của môi trường địa chính trị
Môi trường địa chính trị là một lĩnh vực từng xa lạ với CIO nhưng hiện đang ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và do đó, ảnh hưởng đến CNTT.
Do đó, CIO nên hiểu rõ hơn về bối cảnh địa chính trị và cách các sự kiện thế giới, các quyết định chính trị và các hành động liên quan có thể tác động không chỉ đến toàn bộ tổ chức của họ mà còn cả cách họ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và kỹ thuật số.
Nhiều sự kiện trong vài năm qua đã minh họa điểm này.
Xung đột Ukraine - Nga đã làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và các nhóm làm việc quốc tế, bao gồm cả những người làm việc trong lĩnh vực CNTT.
COVID và các biện pháp an toàn liên quan đến COVID đã làm gián đoạn nguồn cung chip máy tính cũng như các công nghệ khác trên toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến một số hoạt động CNTT của doanh nghiệp.
Và những lo ngại của chính phủ Mỹ đối với Hauwei và ZTE đã dẫn đến lệnh cấm sử dụng thiết bị của họ, một động thái có liên quan đến cả thiết kế và chi phí đối với các doanh nghiệp.
Đó mới chỉ là khởi đầu. Cần lưu ý rằng các chính sách quốc gia và hành động địa chính trị khác ảnh hưởng đến cách thức và vị trí các tổ chức có thể lưu trữ dữ liệu, họ có thể sử dụng thuật toán nào và ở đâu và thậm chí cả những nhà cung cấp đám mây nào có thể được sử dụng - tất cả đều là thông tin mà CIO cần phải theo dõi và hiểu.
6. Khả năng phục hồi của doanh nghiệp
CIO thường được coi là chuyên gia khắc phục thảm họa và là những người tham gia trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, một số lãnh đạo CNTT cho biết giờ đây họ được mong đợi hiểu được khả năng phục hồi của doanh nghiệp ở một cấp độ hoàn toàn mới.
Nhiều tổ chức có phạm vi tiếp cận toàn cầu thông qua khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp dịch vụ. Và khi các tổ chức đó trải dài khắp thế giới, họ đã phải đối mặt với các vấn đề như bất ổn trong nước, xung đột quốc tế và đại dịch.
Điều này khiến các giám đốc điều hành đặt câu hỏi là sẽ phải làm gì nếu chuỗi cung ứng đối mặt với gián đoạn, liệu có xảy ra sự cố công nghiệp lớn hay không, khi có thêm quốc gia thực hiện phong tỏa! Trong những trường hợp này, CIO là người có thể giúp họ giải quyết vấn đề, tìm ra cách thực hiện mọi việc nhanh hơn, rẻ hơn, tìm ra các lộ trình mới và làm cho nó an toàn hơn.
7. Chiến lược như một khuôn phép
CIO là một trong số lãnh đạo doanh nghiệp phát triển chiến lược, vì vậy CIO nên hiểu nghệ thuật và khoa học của nó.
Việc học các học thuật xung quanh tư duy chiến lược và xây dựng chiến lược cho phép CIO hoạt động hiệu quả và có ảnh hưởng hơn trong việc định hình tầm nhìn của tổ chức.
Hầu hết các CIO đều hiểu rằng công nghệ là yếu tố thay đổi cuộc chơi nhưng nhiều người không hiểu cách tận dụng điều đó và biến nó thành một chiến lược, để đảm bảo những gì được hình dung là điều khả thi; có thể thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, duy trì hoặc mở rộng nó. Nếu không có cách tiếp cận phù hợp để phát triển chiến lược thì khả năng thành công sẽ không cao.
8. Khoa học đằng sau hành trình của khách hàng
Một nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng trong danh sách 5 Ưu tiên của CIO cho năm 2023, đồng thời cho biết CIO nên “định hình tổ chức CNTT để cải thiện trải nghiệm của khách hàng”.
Để làm được điều đó, CIO không chỉ cần hiểu trải nghiệm khách hàng từ góc độ kỹ thuật số mà còn phải hiểu hành trình của khách hàng từ góc độ bán hàng và tiếp thị.
Trải nghiệm của khách hàng là một nguyên tắc và có khoa học, và sự hiểu biết về điều đó thực sự có giá trị.
9. Luật bảo mật dữ liệu
Mặc dù họ không cần phải trở thành luật sư, nhưng CIO cần phải hiểu sự phân nhánh kinh doanh và pháp lý của những luật bảo mật dữ liệu cũng như cách các chiến lược công nghệ của họ giao thoa với những luật đó.
Bảo mật dữ liệu thường được coi là một vấn đề pháp lý thuần túy, nhưng CIO cần phải là một chuyên gia trong lĩnh vực này ở các quốc gia mà công ty có hoạt động kinh doanh. Sự phức tạp hiện nay, lấy dữ liệu từ phương tiện truyền thông xã hội cũng như các luồng nội bộ, dữ liệu được lưu trữ ở đâu và như thế nào, cách sử dụng dữ liệu đó, truyền dữ liệu xuyên biên giới… là những vấn đề phải rất thận trọng khi sử dụng.
10. Linh hoạt trong kinh doanh
Giờ đây CIO cũng cần nắm bắt khái niệm về sự linh hoạt trong kinh doanh. Có nghĩa là CIO cần hiểu ý nghĩa của sự nhanh nhẹn từ góc độ kinh doanh và tham gia với các đồng nghiệp điều hành của họ để giúp tăng cường tính linh hoạt với quy mô của một tổ chức. Sự linh hoạt phải từ việc lập kế hoạch chiến lược, hoạt động kinh doanh, kế toán và quan điểm văn hóa...
Cần nói thêm rằng rằng nguyên tắc của sự linh hoạt trong kinh doanh là về cách toàn bộ doanh nghiệp cấu trúc cách thức làm việc của nó, trao quyền cho các nhóm giải quyết vấn đề và đẩy quyền hạn đến nơi có thông tin.
11. Quản lý tinh gọn
CIO phải ngày càng tập trung vào hiệu quả.
Nghiên của Gartner đã xác định rằng việc tăng năng suất và hiệu quả hoạt động là ưu tiên quan trọng hàng đầu đối với CIO vào năm 2023. Và mặc dù đây là ưu tiên hàng đầu trong ba năm liên tiếp, tỷ lệ phần trăm CIO liệt kê nó như vậy tăng 2 điểm vào năm 2023 so với năm 2022.
Với sự tập trung vào tính hiệu quả, quản lý tinh gọn - một yếu tố chính trong hoạt động kinh doanh - đã trở thành công cụ thiết yếu trong chức năng CNTT của thế kỷ 21.
CIO cần hiểu các nguyên tắc của tinh gọn không chỉ để sắp xếp hợp lý các quy trình của riêng mà còn để có cái nhìn hệ thống về tổ chức và hiểu hệ thống tạo giá trị không chỉ liên quan đến nhóm của họ mà còn nhiều nhóm kinh doanh khác. Sử dụng ngôn ngữ tinh gọn có thể giúp CIO thảo luận các vấn đề về hiệu suất hệ thống với các đồng nghiệp điều hành mà không cần sử dụng các khái niệm liên quan đến công nghệ.
12. Nơi làm việc lấy con người làm trung tâm
Xu hướng hiện nay là tổ chức sẽ chuyển đổi chỗ làm việc của họ từ quan điểm thiết kế lấy văn phòng làm trung tâm sang thiết kế lấy con người làm trung tâm.
Khái niệm về nơi làm việc lấy con người làm trung tâm không chỉ cho phép làm việc ảo và cộng tác trực tuyến. Thay vào đó, nó đi sâu vào việc xây dựng một môi trường hỗ trợ mọi người.
Giờ đây, khi quay trở lại văn phòng, phải nghĩ xem nó trông như thế nào. Chúng ta phải suy nghĩ lại về công việc. Phải nhận ra rằng người lao động, cũng là con người và cần đến sự cân bằng giữa làm việc tại nhà và văn phòng, cách chúng ta xử lý lịch trình, cách chúng ta khiến người lao động cảm thấy được kết nối, điều gì hiệu quả, điều gì không… CIO phải là một phần của những lựa chọn đó.