Nghiên cứu - Trao đổi

Những công nghệ thay đổi hoạt động kinh doanh vào năm 2025

LTV 11:26 27/08/2024

Công nghệ đang thay đổi cách làm việc hiện nay của doanh nghiệp, và những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong năm 2025. Trong một số trường hợp, những công nghệ có tiềm năng thay đổi nhất đã nằm trong ngăn xếp của bạn.

Đôi khi, những công nghệ triển vọng nhất nằm trong tầm tay bạn. Tất cả những gì cần làm là nhận ra giá trị kinh doanh vốn có trong việc sử dụng chúng.

Để hiểu được những công nghệ triển vọng nhất trong kinh doanh cho năm tới, tạp chí CIO đã thăm dò ý kiến của một loạt các nhà lãnh đạo CNTT về những hệ thống mà họ tin rằng sẽ giúp doanh nghiệp đổi mới, phục vụ khách hàng tốt hơn và chuyển đổi cách thức thực hiện kinh doanh. Và vì đôi khi tấn công lại là cách phòng thủ tốt, bao gồm cách bảo vệ doanh nghiệp của mình khỏi những tác nhân xấu gây gián đoạn.

Trong khi AI sáng tạo (generative AI) vẫn là ưu tiên hàng đầu thì nhiều công nghệ khác có khả năng giúp doanh nghiệp thay đổi thị trường của họ - bao gồm công nghệ đã được thiết lập - đáng để xem xét lại. Đạt được hiệu quả bằng cách khám phá những khả năng chưa được khai thác của các hệ thống hiện có trước khi thực hiện một sáng kiến mới là một cách khác để tạo ra sự đột phá - một cách vẫn đòi hỏi sự tiên liệu và tầm nhìn.

Cho dù là mới hay là bước đi khác của một người bạn cũ, đây là những công nghệ mà lãnh đạo CNTT tin rằng sẽ làm thay đổi cách thức kinh doanh trong năm tới.

Học máy quay trở lại tâm điểm chú ý

Trong khi nhiều tổ chức tập trung vào AI sáng tạo và vẫn đang vật lộn với ROI (lợi nhuận từ đầu tư) của nó, thì học máy (ML - machine learning) đã mang lại giá trị kinh doanh. Nhánh trí tuệ nhân tạo lâu đời này đang sẵn sàng làm được nhiều hơn nữa, đặc biệt là khi các công ty bị thu hút bởi sự cường điệu xung quanh AI thế hệ mới khám phá ra những gì ML có thể làm cho họ.

ML có thể tối ưu hóa quy trình và nâng cao khả năng ra quyết định, dẫn đến cải thiện hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bằng cách tự động hóa những tác vụ phức tạp và khám phá các mô hình có giá trị trong dữ liệu, ML giúp đưa ra quyết định phù hợp dựa trên dữ liệu.

ML hữu ích trong việc xác định những xu hướng liên quan đến khách hàng và dự đoán kết quả, có thể giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và thu hút khách hàng tốt hơn, ví dụ như khi giới thiệu sản phẩm.

Mặc dù AI thế hệ mới chắc chắn có sức hấp dẫn riêng, nhưng điều quan trọng là lãnh đạo doanh nghiệp phải đánh giá đúng các ứng dụng rộng hơn và linh hoạt hơn của ML truyền thống. Đầu tư vào công nghệ ML và tích hợp chúng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sẽ là chìa khóa để duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được thành công lâu dài.

Sắp xếp dữ liệu làm phẳng con đường chuyển đổi

Tổ chức, sắp xếp lại dữ liệu giúp tổ chức tận dụng dữ liệu bị cô lập thành thông tin chi tiết để có thể hành động, thúc đẩy thay đổi đáng kể. Tích hợp dữ liệu từ các nguồn bên trong và bên ngoài cũng có thể cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp, cho thấy rõ các mối tương quan và so sánh quan trọng.

Một khía cạnh thường bị bỏ qua của bất kỳ quá trình chuyển đổi số thành công nào là tất cả đều bắt đầu bằng dữ liệu. Bằng cách phá vỡ các kho dữ liệu riêng lẻ, thiết lập chiến lược quản trị dữ liệu toàn diện, phát triển kiến trúc dữ liệu phù hợp cho doanh nghiệp và phát triển kiến thức về dữ liệu trên nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp không chỉ có thể truy cập tốt hơn vào dữ liệu của mình mà còn hiểu rõ hơn về cách - ví dụ - chi phí hỗ trợ liên quan đến hàng hóa được bán ra, cũng như các thông tin chi tiết khác dẫn đến việc ra quyết định kinh doanh được cải thiện.

Máy tính để bàn dựa trên đám mây tiến triển

Nhiều lãnh đạo CNTT đã thấy những lợi ích lớn từ khả năng chia sẻ nhanh chóng quyền truy cập vào tài nguyên của doanh nghiệp bằng máy tính để bàn dựa trên đám mây - Windows 365 (cloud-based desktop). Và mặc dù nó sẽ không thay thế máy tính cá nhân truyền thống PC (Window-based desktop), nhưng nó lý tưởng cho các ứng dụng cụ thể.

Máy tính chạy Windows 365 cung cấp sự linh hoạt để cấp quyền truy cập hệ thống được chọn một cách an toàn và bảo mật cho các bên tham gia và thành viên nhóm cần truy cập vào các hệ thống quan trọng khi đi công tác quốc tế.

Một số lãnh đạo lạc quan về cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo trên đám mây cho phép truy cập vào tài nguyên doanh nghiệp từ các thiết bị di động của người dùng. Theo đánh giá, những công nghệ này đã cải thiện bảo mật, vận hành và tổng chi phí sở hữu, đồng thời nâng cao năng suất và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên.

Trong khi đó, các công ty nghiên cứu Gartner và IDC đều dự đoán PC có bộ tăng tốc AI sẽ ngày càng chiếm nhiều không gian hơn trên bàn làm việc của nhân viên, bán được hơn 50 triệu chiếc vào cuối năm 2024. IDC dự báo gần 170 triệu máy tính để bàn AI sẽ được bán vào năm 2027.

Những chiếc PC đám mây này hứa hẹn hiệu suất tốt hơn cho các tác vụ tập trung vào AI ngày càng phổ biến, cùng với khả năng bảo mật được nâng cao.

Điện toán biên và 5G trở nên thiết thực

Một báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu thị trường IDC dự báo chi tiêu cho điện toán biên (edge computing) sẽ tăng 15% trong năm nay - bao gồm phần cứng, phần mềm và dịch vụ, với con số đó dự kiến sẽ đạt 350 tỷ USD vào năm 2027. IDC ước tính doanh thu cho cơ sở hạ tầng LTE/5G riêng sẽ đạt 5,2 tỷ USD vào năm 2027.

Edge computing, điện toán biên hay còn gọi là tính toán ngoại vi, là một kỹ thuật mới giúp xử lý dữ liệu trực tiếp trên các thiết bị ở phía đầu cuối của mạng, thay vì gửi dữ liệu về trung tâm xử lý.

Các chuyên gia cho biết điện toán biên và 5G là hai công nghệ bổ sung cho nhau đang ngày càng hoàn thiện, nhỏ hơn và mang lại kết quả kinh doanh hữu hình một cách an toàn.

Các thiết bị điện toán biên như điện thoại di động hiện có thể chạy các tác vụ chuyên sâu như AI và ML, vốn trước đây chỉ có thể thực hiện được trong các trung tâm dữ liệu. Dữ liệu nhạy cảm sẽ không rời khỏi thiết bị của người dùng cuối. Điều này rất quan trọng trong thời đại AI sáng tạo ra hiện nay, khi việc gửi dữ liệu đến các trung tâm dữ liệu có rất nhiều lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật.

Ngoài ra, độ trễ thấp hơn của mạng 5G kết hợp với điện toán biên mang lại tiềm năng đưa ra quyết định nhanh hơn.

Công nghệ này đang chuyển đổi các ngành công nghiệp như sản xuất, chăm sóc sức khỏe và xe tự hành bằng cách cho phép phân tích và ra quyết định theo thời gian thực, nâng cao hiệu quả và khả năng phản hồi.

Trải nghiệm nhập vai đang chuẩn bị mang lại lợi nhuận

Mặc dù các công nghệ như thực tế ảo (VR - virtual reality) và thực tế tăng cường (AR - augmented reality) không phải là mới, và cả hai công nghệ này được gọi là thực tế mở rộng (XR - extended) đang được cải thiện một phần vì phần cứng ngày càng cải thiện hiệu năng, thu nhỏ kích thước, trong khi chương trình mã đang tạo ra những trải nghiệm ngày càng tinh vi.

Nhiều công ty đang tham gia vào lĩnh vực này, bao gồm cả Apple với Vision Pro, và các công nghệ XR đang chuyển đổi các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và giải trí bằng cách cung cấp các trải nghiệm nhập vai và những cách mới để tương tác với nội dung kỹ thuật số.

Một số doanh nghiệp đã tìm thấy ứng dụng và sử dụng tốt trong số các khách hàng của mình đối với các trải nghiệm nhập vai sử dụng AR và VR trong đào tạo và thiết kế thương mại.

IDC đã báo cáo trong năm nay rằng các thiết bị thực tế ảo đầu cuối mới có giá thấp hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kép hàng năm khoảng 44% từ năm 2024-2028 cho các công nghệ XR.

Tăng cường bảo vệ chống lại các mối đe dọa mạng

Lực lượng lao động từ xa khiến các công cụ và dịch vụ đám mây phải đối mặt với rủi ro an ninh mạng. Nhưng có hai công nghệ đang giúp giải quyết những vấn đề đó: Quản lý tư thế bảo mật SaaS (SSPM - SaaS security posture management) và Quản lý bề mặt tấn công tài sản mạng (CAASM - cyber asset attack surface management).

Các công cụ SSPM tăng cường bảo mật bằng cách liên tục giám sát và quản lý tư thế bảo mật của các ứng dụng SaaS (software-as-and-service - phần mềm như dịch vụ), trong khi CAASM cung cấp chế độ xem toàn diện về tất cả các tài sản mạng, giúp tổ chức hiểu và quản lý bề mặt tấn công của họ đã thay đổi đáng kể so với khi mọi người làm việc trong các văn phòng sau tường lửa và trong các thiết kế phức tạp của mạng cục bộ LAN và mạng diện rộng WAN.

Hai phương pháp này cung cấp chế độ xem và kiểm soát tổng thể tốt hơn đối với các ứng dụng và tài sản đám mây, đồng thời giảm lỗ hổng và cải thiện khả năng tuân thủ của nhân viên.

Tối ưu các hệ thống ít được sử dụng

Cuộc chạy đua triển khai công nghệ mới đôi khi bỏ qua những khả năng ít được sử dụng trong doanh nghiệp. Do đó, những công nghệ mang tính đột phá nhất trong những năm tới có thể là những công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng và phụ thuộc vào.

Trên thực tế, có những công nghệ được triển khai rầm rộ và sau đó quy trình vẫn không được cải thiện, và 60% hiệu quả tiềm năng bị mất hoặc không bao giờ đạt được. Do vậy, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các công nghệ đã đầu tư.

Doanh nghiệp không thể thực hiện những thay đổi về văn hóa trong hoạt động của mình để sử dụng hoặc hưởng lợi từ công nghệ mới. Lãnh đạo CNTT thường bị thuyết phục triển khai các hệ thống vì có ROI tiềm năng lớn, nhưng sau đó lại chuyển sang dự án tiếp theo mà không đảm bảo đạt được những lợi ích đó và có sự thay đổi trong tổ chức để áp dụng đúng cách thay đổi.

Sự phát triển và thành công phải được đánh giá bằng cách sử dụng công nghệ để cải thiện những gì doanh nghiệp đã làm trước đây, chứ không thể đánh giá dựa trên việc tổ chức có áp dụng công nghệ theo đúng kế hoạch và trong phạm vi ngân sách.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Những công nghệ thay đổi hoạt động kinh doanh vào năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO