Chính sách công nghiệp thông minh hướng tới phát triển bền vững: Các nguyên tắc chung và kinh nghiệm của nước Đức

PV| 25/08/2022 21:47

VKTS - “Chính sách công nghiệp thông minh hướng tới phát triển bền vững: Các nguyên tắc chung và kinh nghiệm của nước Đức” là cuốn sách chuyên khảo do TS. Nguyễn Đức Kiên, TS. Trần Văn cùng với các chuyên gia từ phía Cộng hoà Liên bang Đức – GS. TS. Michael Von Hauff, GS.TS, Hansjoerg Herr chủ biên, được Viện Friedrich- Ebert- Stiftung Việt Nam hỗ trợ, xuất bản năm 2021.

anh1.jpg
Cuốn sách được xuất bản theo Quyết định số 24 NB/QĐ-XBGT ngày 18/5/2021 (Ảnh chụp trang bìa)

Kết quả nghiên cứu được tập hợp trong cuốn sách chuyên khảo “Chính sách công nghiệp thông minh hướng tới phát triển bền vững – các nguyên tắc chung và kinh nghiệm của nước Đức” hình thành từ các hội thảo, toạ đàm khoa học, trao đổi giữa các chuyên gia kinh tế của Nhóm nghiên cứu với một số cơ quan của Quốc hội các viện, trường hai nước như: Đại học Kinh tế và Luật Berlin, Đại học kỹ thuật Berlin, Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Kaiserslautern, Quỹ AIF hỗ trợ nghiên cứu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức, Ban Chính sách Cơ cấu công nghiệp và dịch vụ Công đoàn Đức, Uỷ ban Kinh tế và Năng lượng Quốc hội Đức, cơ quan hoạch định chính sách Đảng Dân chủ xã hội Đức SPD, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Nghiên cứu Công đoàn Việt Nam…

Cuốn sách gồm 10 chương, trong đó, các tác giả đã giới thiệu nét lớn về chính sách công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức, tác động lan toả của chính sách đối với kinh tế, môi trường, doanh nghiệp, lao động và việc làm trong mô hình kinh tế thị trường xã hội đặc trưng Cộng hoà Liên bang Đức, từ đó tập trung làm rõ nội hàm một số gợi ý chính sách công nghiệp mà Việt Nam cần hướng tới trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao.

anh-2.jpg
Lời giới thiệu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh chụp từ cuốn sách)

Nước ta hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, việc nghiên cứu, đề xuất chính sách công nghiệp đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời đại của chuyển đổi số và phát triển kinh số là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.

Trong lời giới thiệu cho cuốn sách chuyên khảo đặc biệt này, tháng 3/2021, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và các doanh nhân”.

Viện nghiên cứu Chiến lược phát triển Kinh tế số (IDS) trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuốn sách chuyên khảo rất hữu ích này./.

Bài liên quan
  • Kinh tế không tiếp xúc: Nhận diện và một số hàm ý chính sách
    Xu thế ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã cho ra đời nhiều sản phẩm và mô hình kinh tế mới. Trong bối cảnh những thay đổi mang tính cấu trúc trong phương thức vận hành nền kinh tế trên thế giới, phát triển kinh tế không tiếp xúc là xu hướng tất yếu. Bên cạnh việc ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật để mở đường cho kinh tế không tiếp xúc, Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Chính sách công nghiệp thông minh hướng tới phát triển bền vững: Các nguyên tắc chung và kinh nghiệm của nước Đức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO