Chuyển đổi số ngành Ngân hàng góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số
Trần Thanh / Ngân hàng Nhà nước Việt Nam|22/12/2022 08:02
Xác định chuyển đổi số là tất yếu, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động thực thi với 95% các ngân hàng tham gia khảo sát đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 411); trong đó, nêu rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các Chiến lược phát triển quốc gia. Nhằm triển khai Quyết định số 411, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1887/QĐ-NHNN ngày 03/11/2022 phê duyệt “Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2025” (Quyết định số 1887).
Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2021” do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế Internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29%/năm đến năm 2025.
Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó, cấu phần kinh tế số công nghệ thông tin và viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.
8 nhiệm vụ của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số
Quyết định số 411 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%. Đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
Trong lĩnh vực xã hội số, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 cụ thể: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%.
Theo Quyết định số 1887, kế hoạch nhằm tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng bao gồm 08 nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phí theo hướng loại bỏ các rào cản thanh toán không sử dụng tiền mặt, từ đó, khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt; phát triển các hệ thống thanh toán; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số quốc gia...
Hai là, hoàn thiện thể chế, rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong ngành Ngân hàng phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng xây dựng các chính sách để nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến chiếm tối thiểu 50% các hoạt động của ngành Ngân hàng; triển khai các nhiệm vụ thuộc nhóm nhiệm vụ “Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng”.
Ba là, phát triển, sử dụng nền tảng số, xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch của ngành Ngân hàng thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia; xác định các nền tảng số của ngành Ngân hàng và xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của ngành Ngân hàng.
Bốn là, phát triển dữ liệu số, tiếp tục hoàn thiện nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp của NHNN nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội.
Năm là, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng. Đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng mặc định ngay từ khâu thiết kế, xây dựng khi phát triển các hạ tầng số, nền tảng số; phát triển nền tảng và tổ chức triển khai dịch vụ an toàn thông tin mạng theo mô hình bảo vệ 4 lớp.
Sáu là, phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số. Tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Bảy là, phát triển doanh nghiệp số. Xây dựng và ban hành Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đối số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.
Tám là, một số nhiệm vụ, giải pháp khác như: Hợp tác với doanh nghiệp nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển các nền tảng số xuất sắc, chất lượng cao; triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng trên nền tảng số; hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế số, xã hội số...
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số
Xác định đẩy mạnh chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, là hướng đi tất yếu trong kỷ nguyên 4.0, trước đó, ngày 11/5/2021, Thống đốc NHNN, Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã ký Quyết định số 810/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 810).
Quyết định số 810 đã đề ra chi tiết lộ trình để đạt được các mục tiêu theo từng đối tượng cụ thể như sau: Mục tiêu đến năm 2025, 100% các dịch vụ công của NHNN đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa của NHNN được xác thực điện tử... Đối với các tổ chức tín dụng (TCTD): Ít nhất 50% các nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số vào năm 2025 và đến năm 2030 là 70%; chỉ tiêu về số lượng giao dịch của khách hàng trên các kênh số đạt ít nhất 70% năm 2025 và 80% năm 2030; chỉ tiêu về tỷ lệ quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 70%.
Ngày 28/6/2022, Thống đốc NHNN tiếp tục ban hành Quyết định số 1097/QĐ-NHNN kế hoạch chuyển đổi số năm 2022. Trước đó, ngày 13/01/2022, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng. Chỉ thị này được ban hành nhằm yêu cầu các đơn vị ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa hoạt động chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu cuộc sống và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động, trong đó, đã xác định các nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị thuộc NHNN và TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Thời gian vừa qua, NHNN đã nghiên cứu ban hành và triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng như: (i) Xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định về Cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; (ii) Ban hành và hướng dẫn triển khai việc mở tài khoản, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử eKYC; (iii) Triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) theo Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, NHNN cũng đang phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các phương án kết nối, khai thác thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chíp phục vụ việc định danh, xác thực khách hàng chính xác, an toàn, nhanh chóng (tại ATM, tại quầy và trên ứng dụng đi động), tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, phục vụ đối sánh thông tin tin cậy, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý.
Xác định chuyển đổi số là tất yếu, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động thực thi với 95% các ngân hàng tham gia khảo sát đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở top đầu đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức tối ưu, chỉ từ 30 - 40%, phản ánh hiệu quả từ chuyển đổi số, phát triển dịch vụ ngân hàng số. Thanh toán không dùng tiền mặt trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 86,7% về số lượng và 34,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào các hoạt động ngân hàng, phát triển mô hình ngân hàng số, tạo lập hệ sinh thái số cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, chất lượng nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Với những kết quả đạt được, Việt Nam cũng đã được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận tích cực. Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, tăng từ 41% năm 2015 lên đến 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân 33% của thị trường mới nổi.
Tiếp tục đẩy mạnh số hóa ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số
Tại Quyết định số 411, đã xác định rõ thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số và xã hội số.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số khẳng định nhiệm vụ xuyên suốt, có mức độ ưu tiên cao nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường pháp lý.
Về phía ngành Ngân hàng, quá trình số hóa đã và đang góp phần quan trọng hướng tới kinh tế số, xã hội số, do đó, thời gian tới, ngành Ngân hàng cần tập trung vào: Chuyển đổi nhận thức; chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho hoạt động chuyển đổi số; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi quá trình chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu ngân hàng với dữ liệu ngành, lĩnh vực khác; phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) để cung ứng sản phẩm, dịch vụ an toàn tiện lợi với chi phí thấp; đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính giúp người sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng được an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy thanh toán số, phổ cập tài chính. Cụ thể:
Đối với NHNN:
(i) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán số và quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng; nghiên cứu, rà soát ban hành quy định về thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu thanh toán để triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) trong thanh toán, hướng tới việc tạo lập hệ sinh thái chuyển đổi số.
(ii) Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng theo Quyết định số 810; triển khai chuyển đổi số hoạt động của NHNN theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN năm 2022; kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 của NHNN; triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411.
(iii) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số thông qua việc nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ (ACH) hoạt động 24x7, xử lý thanh toán tức thời (real-time) và tăng cường khả năng tích hợp, kết nối hạ tầng, với các ngành, lĩnh vực khác. Đồng thời, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, bảo mật trong cung ứng dịch vụ ngân hàng.
(iv) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong triển khai chuyển đổi số và kiến nghị, đề xuất Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số.
Đối với các NHTM:
(i) Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng theo Quyết định số 810 và các Kế hoạch nói trên của ngành Ngân hàng.
(ii) Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của CMCN 4.0 để cải tiến, thiết kế các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng; tiến tới chuyển đổi mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số dựa trên công nghệ mới và phân tích dữ liệu.
(iii) Tiếp tục triển khai các giải pháp hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết người dân về ứng dụng kỹ thuật số trong hoạt động ngân hàng; cảnh báo các rủi ro, các chiêu trò lừa đảo giúp người dân thận trọng nhằm đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu và tài khoản ngân hàng của khách hàng.
(iv) Chủ động nghiên cứu và triển khai các giải pháp, công nghệ số (điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo/học máy, xác thực sinh trắc học...) trong thiết kế, cung ứng sản phẩm dịch vụ, quản trị rủi ro, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ... phù hợp với định hướng của NHNN về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, kết nối hệ thống trong các ứng dụng và sản phẩm kỹ thuật số, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường trải nghiệm và sự gắn bó với khách hàng.
(v) Đẩy mạnh tích hợp, kết nối sản phẩm, dịch vụ, nền tảng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng sản phẩm, dịch vụ với trải nghiệm liền mạch, xuyên suốt cho khách hàng, trong đó chú trọng đến các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, hành chính công...
(vi) Phối hợp với Bộ Công an kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát triển và sử dụng các ứng dụng trên thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID trên nền tảng công nghệ sinh trắc học để cung cấp các dịch vụ định danh, xác thực điện tử trong thanh toán, mở tài khoản... Ứng dụng VNEID được Bộ Công an chính thức đưa vào sử dụng nhằm hỗ trợ khai báo di chuyển nội địa, di biến động dân cư và nhận mã QR để việc đi lại khi qua chốt kiểm dịch nhanh chóng hơn. VNEID có khả năng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tính chính xác của thông tin công dân.
Phát triển kinh tế số Việt Nam có thành công hay không rất cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế. Hợp lực giữa bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Quyết định số 1887/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN phê duyệt “Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2025”.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp sản xuất phải có tầm nhìn xa nhưng bước đi nhỏ. Tầm nhìn xa là phải có chiến lược phát triển, có bộ chỉ số thể hiện mức độ trưởng thành trong từng ngành và bước đi nhỏ là để có phải làm lại thì chi phí cũng không lớn.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...Vì vậy, nghiên cứu của Bộ GTVT đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù rất cụ thể, có ưu đãi để các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo những chuyên ngành riêng
Ông Jonathan London, chuyên gia kinh tế cao cấp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục, bao gồm cả giáo dục bậc cao, đóng vai trò trung tâm trong tái cấu trúc và tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tới.
Đều nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song theo nhiều đại biểu Quốc hội, vốn và công nghệ cần được tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo hơn.
Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy, nơi đâu tạo được cơ chế khiến vốn có thể chuyển nhượng được dễ dàng thì ở đó sẽ trở thành trung tâm tài chính, thành bộ não tính toán kinh tế của cả khu vực, thậm chí là thế giới. Mở cửa thị trường vốn sẽ giúp Chính phủ Việt Nam tập trung vào cải cách nền kinh tế theo hướng tự do, duy trì kỳ vọng liên tục về sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Khi đó dòng vốn nước ngoài khổng lồ sẽ tự chảy đến và ở lại Việt Nam, và chúng ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng”, ông Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội (MASSEI), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới tiếp tục tăng, các báo cáo về lợi ích kinh doanh đang dần xuất hiện. Nhưng cũng thấy nhiều trường hợp công nghệ thực sự có thể tạo ra nhiều công việc hơn là tiết kiệm.
Quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...Vì vậy, nghiên cứu của Bộ GTVT đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù rất cụ thể, có ưu đãi để các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo những chuyên ngành riêng
Ông Jonathan London, chuyên gia kinh tế cao cấp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục, bao gồm cả giáo dục bậc cao, đóng vai trò trung tâm trong tái cấu trúc và tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tới.
Đều nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song theo nhiều đại biểu Quốc hội, vốn và công nghệ cần được tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo hơn.
Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cảnh báo, những “cơn gió ngược” có thể thổi tới Việt Nam, đặc biệt là hàng rào thuế quan và diễn biến khó lường của USD. Trong bối cảnh này, giữ được ổn định tỷ giá sẽ là yếu tố tiên quyết để bảo vệ ổn định vĩ mô.
Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy, nơi đâu tạo được cơ chế khiến vốn có thể chuyển nhượng được dễ dàng thì ở đó sẽ trở thành trung tâm tài chính, thành bộ não tính toán kinh tế của cả khu vực, thậm chí là thế giới. Mở cửa thị trường vốn sẽ giúp Chính phủ Việt Nam tập trung vào cải cách nền kinh tế theo hướng tự do, duy trì kỳ vọng liên tục về sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Khi đó dòng vốn nước ngoài khổng lồ sẽ tự chảy đến và ở lại Việt Nam, và chúng ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng”, ông Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội (MASSEI), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới tiếp tục tăng, các báo cáo về lợi ích kinh doanh đang dần xuất hiện. Nhưng cũng thấy nhiều trường hợp công nghệ thực sự có thể tạo ra nhiều công việc hơn là tiết kiệm.
Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 10,08%, hướng gần đến mục tiêu cả năm là 15%. Ước tính, sẽ có thêm gần 670.000 tỉ đồng được bổ sung ra thị trường trong hai tháng cuối năm nay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng tín dụng là hàng loạt áp lực về thanh khoản và lãi suất huy động.
Việt Nam đứng thứ hai ở Đông Nam Á sau Singapore về số lượng startup chuyên mảng trí tuệ nhân tạo (startup AI). Thế nhưng, 765 startup AI và ML (máy học) tại Việt Nam gọi vốn được 47,3 triệu đô la trong chín tháng đầu năm 2024, theo dữ liệu của PitchBook Data Inc. Tức là trời sinh quá nhiều voi, nhưng cỏ mọc quá thưa, bởi nếu chia đều mỗi startup nhận được trung bình gần 62.000 đô la trong chín tháng qua.
Kết quả báo cáo tài chính quí 3-2024 của các ngân hàng niêm yết cho thấy nhu cầu tín dụng cá nhân của một số ngân hàng đã bắt đầu phục hồi. NIM (chênh lệch giữa thu nhập lãi và tiền lãi phải trả) của hệ thống ngân hàng đã bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy, dù vẫn còn phân hóa giữa các nhóm ngân hàng khác nhau, và được kỳ vọng sẽ có thể quay trở lại xu hướng tăng trong những quí tiếp theo...
Sau thập niên bùng nổ, nhiều ví điện tử nếu không biến mất thì cũng đang tìm cách thoát hỏi chiếc áo hẹp, kiếm thêm động lực tăng trưởng mới khi thị trường thanh toán đang ngày một cũ kỹ.
Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
Trí tuệ nhân tạo và máy học đang cải thiện an ninh mạng, giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn ngừa các mối đe dọa trên không gian mạng tốt hơn. Nhưng chúng cũng giúp các tác nhân đe dọa phát động các cuộc tấn công lớn hơn, phức tạp hơn
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ phải cần trấn an các nhà đầu tư toàn cầu rằng Fed quản lý được tác động từ một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, có thể đi kèm với việc đảng Cộng hòa giành được đa số ghế ở cả hai viện Quốc hội...
Để ngăn chặn tình trạng ồ ạt tăng vốn ảo trước khi IPO (ví dụ Công ty Faros tăng vốn gần 2.900 lần trong vòng 3 năm trước khi lên sàn), đại biểu đề nghị phải kiểm toán vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp 10 năm trước đó.
Theo Thủ tướng, Tiểu vùng Mekong mở rộng cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, ông Ngô Minh Hiếu, Co-founder Chống lừa đảo và CyPeace, cho biết khả năng của AI là hoàn toàn có thể tự động hóa và tiến hành các vụ tấn công mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống an ninh mạng của tổ chức và quốc gia...
Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Theo thống kê, 98% doanh nghiệp ở nước ta là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu tiên. Thời gian qua, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV.