Chuyển đổi số còn chậm, làm gì để thúc đẩy nhanh hơn?

LTV| 01/04/2025 16:05

Là một lãnh đạo CNTT trong một tổ chức, CIO luôn có xu hướng đẩy nhanh sự thay đổi bằng cách đưa ra sáng kiến, quy trình để hợp lý hóa CNTT để quá trình chuyển đổi số đạt được thành công nhanh hơn.

Lãnh đạo cao nhất của tổ chức - CEO cần phải đặt sự quan tâm vào quá trình chuyển đổi và tái tạo, coi cả hai đều là yếu tố thiết yếu đối với khả năng cạnh tranh hiện tại và tương lai. Điều này phải diễn ra nhanh chóng và việc triển khai phải nhanh hơn theo thời gian. Tốc độ và sự linh hoạt là mục tiêu hàng đầu.

Để đáp ứng tốc độ cần thiết hiện nay, các lãnh đạo kỳ cựu và chuyên gia CNTT đã đề ra những cách thức mà các CIO có thể áp dụng để tăng tốc độ chuyển đổi với các sáng kiến.

Bỏ từ số

Thuật ngữ “chuyển đổi số” xuất hiện cách đây hơn một thập kỷ và đã thống trị trong cách suy nghĩ về kinh doanh và công nghệ kể từ đó.

Nhưng theo phân tích, đã đến lúc loại bỏ thuật ngữ đó, và tư duy mà nó tạo ra - và thay vào đó, hãy nhận ra rằng mục tiêu là sự chuyển đổi trực tiếp. “Chuyển đổi là chuyển đổi”, đó là bản chất của sự chuyển đổi.

Chuyển đổi không chỉ được thúc đẩy bởi các sáng kiến và công nghệ kỹ thuật số mà còn bởi sự thay đổi quy trình. Và nó được kích hoạt bởi các yếu tố tổ chức, lòng tin, năng lực phù hợp và môi trường vận hành.

Nếu chỉ nói “chuyển đổi số” sẽ khiến nhiều người có ấn tượng sai lầm rằng chỉ cần làm chủ một một công nghệ mới. Mặt khác, chỉ sử dụng thuật ngữ “chuyển đổi” báo hiệu rằng phải chú ý đến tất cả các thành phần cần thiết.

Sự chú ý được chuyển hướng không chỉ giúp đảm bảo chuyển đổi thành công mà còn ở tốc độ nhanh hơn vì tất cả các thành phần đều được chuẩn bị để hành động khi cần.

Áp dụng phương pháp Agile - linh hoạt

Agile (viết tắt của Agile Software Development) là một phương thức phát triển phần mềm linh hoạt, với mục tiêu giúp rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm đến với tay khách hàng càng sớm càng tốt.

Về bản chất, Agile giống như một phương pháp luận, một triết lý dựa trên nguyên tắc phân đọan quá trình nên có tính linh hoạt cao. Tính chất này đi ngược lại với các phương pháp quản lý dự án truyền thống – vốn triển khai các giai đoạn một cách tuyến tính và vô cùng bị động trước các thay đổi bất ngờ.

Ngày nay, triết lý Agile đã vượt xa khỏi khu vực truyền thống của mình là phát triển phần mềm để đóng góp sự thay đổi trong cách thức làm việc, quản lý, sản xuất ở các ngành khác như sản xuất, dịch vụ, sales, marketing, giáo dục,… và trở thành một phương pháp quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay và được gọi là phương pháp “họ Agile”.

Do vậy, để đảm bảo CNTT có thể nhanh chóng mang lại kết quả chuyển đổi là áp dụng các phương pháp hiện đại, bắt đầu từ phương pháp phát triển Agile.

Trên thức tế áp dụng Agile, sự phản kháng của tổ chức đối với thay đổi và hiểu biết không đầy đủ của ban lãnh đạo được coi là những yếu tố chính làm chậm quá trình áp dụng Agile ở quy mô lớn, và quan trọng hơn là làm hỏng những lợi ích mà nó có thể mang lại.

Do đó, vẫn còn nhiều chỗ để cải thiện trong việc thúc đẩy tính linh hoạt và khả năng thích ứng của tổ chức, và cùng với đó là tốc độ chung của quá trình chuyển đổi.

Những gì mà tổ chức cần làm là xây dựng các quy trình một cách rất có chủ đích để trở nên linh hoạt hơn, đồng thời lưu ý rằng các tổ chức thành công trong quá trình chuyển đổi là những tổ chức có thể thích ứng với sự linh hoạt nhất.

Loại bỏ thủ tục giấy tờ quan liêu

Một cách khác để tăng cường sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng là tinh giản bộ máy quan liêu, cùng với nhiều quy trình, thủ tục.

Không có lý do gì để mất vài tháng để nhận được câu trả lời đồng ý, hoặc tệ hơn là nhận được câu trả lời “không”, mà bản rào cản lớn nhất ở đây là quy trình quản trị với những thủ tục rườm rà, không còn thích hợp với tốc độ thay đổi hiển nay.

Thêm nhiều tự động hóa và trí thông minh hơn

Tổ chức nên tìm kiếm cơ hội để đưa tự động hóa và trí thông minh vào hoạt động để giảm thời gian dành cho công việc có giá trị thấp, do đó tạo ra nhiều năng lực hơn cho các sáng kiến mang tính chuyển đổi. Đây chính là lợi ích quan trọng của tự động hóa và AI mang lại.

Sử dụng AI là cách nhanh hơn để thực hiện mọi việc, từ viết mã đến thử nghiệm và triển khai AI tạo ra. AI giúp con người suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ, thu hẹp vòng đời phát triển sản phẩm và tăng tốc độ cũng như tính linh hoạt của quá trình chuyển đổi số.

Cần một khuôn khổ quản trị AI do CIO sở hữu

Hiện nay, AI hiện diện ở khắp mọi nơi trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên đó có thể là con dao hai lưỡi. Những tiến bộ trong trí tuệ có thể giúp tái tạo các quy trình, sản phẩm và dịch vụ, nhưng nhiều tổ chức không gặt hái được lợi ích từ AI vì không có đủ số lượng hoặc chất lượng dữ liệu cần thiết, công nghệ để hỗ trợ các sáng kiến AI, các kỹ năng để xây dựng hoặc sử dụng các hệ thống thông minh hoặc các trường hợp kinh doanh sẽ được hưởng lợi từ trí tuệ bổ sung.

Do đó, họ ít có khả năng đầu tư vào ý tưởng tiếp theo, làm chậm tốc độ của công việc chuyển đổi. Không có gì làm chậm quá trình chuyển đổi nhanh hơn việc AI thất bại.

Để tránh sự cố đó, các CIO nên sở hữu khuôn khổ quản trị AI và đảm bảo khuôn khổ thiết lập các cách để lựa chọn và ưu tiên các sáng kiến AI dựa trên giá trị kinh doanh và thiết lập các số liệu để đo lường ROI.

Thúc đẩy hiểu biết về kỹ thuật số

Lãnh đạo CNTT trong tổ chức thúc đẩy quá trình chuyển đổi thành công một phần bằng cách huấn luyện, giáo dục đồng nghiệp trong đơn vị kinh doanh về tiềm năng, giới hạn của các công nghệ mới nổi.

Có những tổ chức muốn để CIO phụ trách công nghệ, nhưng điều đó tạo ra nhiều thách thức. Đó có nghĩa là CIO là người duy nhất có hiểu biết về công nghệ, vì vậy không có ai khác trong tổ chức có thể giúp trả lời các câu hỏi liên quan đến công nghệ.

Mặc dù CIO là người đi đầu trong việc kết hợp giải pháp công nghệ với mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng cần có sự hợp tác thực sự của các lãnh đạo doanh nghiệp, thành viên hội đồng quản trị và nhóm công nghệ.

Đầu tư vào kiến trúc module

Ngoài việc giải quyết quy trình và con người, các nhà lãnh đạo chuyển đổi cũng tập trung vào phần thứ ba của khuôn khổ PPT (People, Process, Technology): công nghệ.

Cụ thể hơn, đầu tư vào các công nghệ cốt lõi, kiến trúc và thiết kế cho phép các nhà công nghệ nhanh chóng cung cấp bất kỳ chuyển đổi nào mà doanh nghiệp cần.

Công ty nghiên cứu Garter cho biết lãnh đạo CNTT có hiệu suất cao, là những người có khả năng vượt mục tiêu kết quả trong các sáng kiến kỹ thuật số gấp đôi, tạo ra nền tảng hấp dẫn cho tất cả người dùng công nghệ trong toàn doanh nghiệp, không chỉ người trong CNTT. Các CIO này ưu tiên dữ liệu, nền tảng tích hợp và phát triển giúp người dùng công nghệ CNTT và không phải CNTT dễ dàng xây dựng các giải pháp an toàn và có kiến trúc vững chắc.

Đặt khách hàng lên hàng đầu

Việc chuyển đổi phải mang lại kết quả cho khách hàng. Nếu không phục vụ khách hàng tốt hơn, thì tổ chức phải xem lại mục đích của tổ chức có phải là: để phục vụ khách hàng hay không.

Một cách khác để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi là l Loại bỏ một số trung gian tồn tại giữa CIO và khách hàng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số còn chậm, làm gì để thúc đẩy nhanh hơn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO