ChatGPT có thể hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?

LTV ( Theo The Enterprisers Project)| 25/02/2023 16:34

Những lợi ích tiềm năng của công cụ ChatGPT là gì? Các chuyên gia chia sẻ cách nó có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và mang lại sự khác biệt trong cạnh tranh cho tổ chức của họ.

ChatGPT! Bạn có thể đã nghe về chương trình này, thậm chí đã tìm hiểu và dùng thử nó như một công cụ AI (trí tuệ nhân tạo). Theo báo cáo, ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng vào tháng 1 năm nay.

Tin tốt là ChatGPT được đánh giá khá cao. Nhưng hãy cận thận, đừng cho rằng công nghệ mới này sẽ thay thế công việc của bạn, mà chỉ là một công cụ có thể sử dụng hỗ trợ, từ khắc phục sự cố CNTT đến tạo nội dung cần thiết. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.

Bạn phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư công nghệ mang lại giá trị kinh doanh có thể đo lường được. ChatGPT trợ giúp bằng cách loại bỏ những nhiệm vụ tẻ nhạt, thể tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, cung cấp cho người dùng thông tin tức thời và giải phóng con người để tập trung vào các nhiệm vụ cấp cao hơn.

Đọc tiếp để khám phá cách sử dụng ChatGPT vào công việc.

Giảm nhẹ gánh nặng hành chính

ChatGPT không yêu cầu phải đào tạo để bắt kịp tốc độ và xử lý các quy trình kinh doanh cụ thể. Ứng dụng kinh doanh ban đầu có giá trị cho ChatGPT nên hướng tới các tác vụ thông thường, chẳng hạn như điền hợp đồng, tạo nội dung đơn giản. Nó có thể xem xét tài liệu một cách hiệu quả và trả lời các trường cần thiết bằng cách sử dụng dữ liệu và ngữ cảnh do tổ chức cung cấp. Dù ChatGPT có khả năng giảm nhẹ công việc hành chính nhưng điều quan trọng là phải thường xuyên đo lường độ chính xác của công việc, đặc biệt nếu tổ chức có kế hoạch sử dụng nó thường xuyên.

Cách tốt nhất để lãnh đạo bắt đầu với ChatGPT là dành thời gian để nắm bắt cách thức hoạt động của nó trong tổ chức của họ trước khi áp dụng rộng rãi. Ở những giai đoạn đầu của công nghệ này, tốt hơn là để nó bổ sung cho các quy trình công việc hiện có dưới sự giám sát chặt chẽ thay vì tái cấu trúc xung quanh nó như một giải pháp đầu cuối.

Nâng cao hiệu quả hoạt động

Có thể sử dụng ChatGPT theo nhiều cách, bao gồm:

  • Tự động hóa dịch vụ khách hàng: Sử dụng ChatGPT để tự động hóa các tương tác dịch vụ khách hàng, giảm thời gian phản hồi và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
  • Quản lý tri thức: Có thể tạo ra một cơ sở tri thức toàn diện cho tổ chức, giúp nhân viên truy cập thông tin nhanh chóng và dễ dàng.
  • Đào tạo nhân viên: Sử dụng ChatGPT để cung cấp cho nhân viên đào tạo và hỗ trợ theo yêu cầu, nâng cao hiệu quả và giảm nhu cầu đào tạo trực tiếp.
  • Trợ lý ảo: Tích hợp ChatGPT vào hệ thống doanh nghiệp như một trợ lý ảo, trả lời các câu hỏi, đưa ra đề xuất và hoàn thành nhiệm vụ.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về nhiều cách mà lãnh đạo có thể sử dụng ChatGPT để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hỗ trợ bên ngoài với trải nghiệm của khách hàng và bên trong với tư cách là trợ lý số

Với bên ngoài, ChatGPT và các AI thế hệ mới khác sẽ cách mạng hóa trải nghiệm của khách hàng. AI có thể gửi tài liệu, câu hỏi và gửi biểu mẫu lặp đi lặp lại, giúp con người tập trung vào các nhiệm vụ và cuộc trò chuyện có giá trị cao hơn. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp giao tiếp nhiều như tài chính, pháp lý hoặc chăm sóc sức khỏe, nơi khách hàng yêu cầu sự tiện lợi của kỹ thuật số mà không phải hy sinh tính cá nhân hóa do tương tác với người.

Trong nội bộ, ChatGPT có thể là một trợ lý số thiết thực, điều khiển các hoạt động kinh doanh và sắp xếp nhân viên hướng tới mục tiêu chung. Trong khi sự chú ý của con người có thể giảm dần trong suốt cuộc họp, thì AI luôn lắng nghe và cung cấp các mục hành động đề xuất cho chủ dự án. Vì ChatGPT có thể thu thập câu trả lời từ các cuộc trò chuyện thực, lãnh đạo có thể sử dụng nó để thông báo cho các cuộc trò chuyện trong tương lai và mang lại trải nghiệm cho khách hàng và đối tác.

Giảm rào cản giao tiếp

ChatGPT và các công cụ AI tổng quát khác đang tạo ra những cách mới để mọi người kết nối với nhau, vượt qua những rào cản giao tiếp. Do đó, lãnh đạo có cơ hội suy nghĩ lại về các công cụ họ sử dụng cho lực lượng lao động và khách hàng của họ. Các công cụ như chatbot (chươnh trình tích hợp AI để giao tiếp với con người - ND) được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo tổng hợp sẽ tăng khả năng tự phục vụ, giảm chi phí, cải thiện hiệu quả của lực lượng lao động.

Thu gọn các yêu cầu kinh doanh

Đối với các nhóm kỹ thuật tinh gọn hoặc công ty khởi nghiệp, việc tạo tài liệu cho các quy trình và hệ thống kinh doanh có thể là một thách thức đáng kể. Tuy nhiên, lãnh đạo có thể tận dụng ChatGPT để tạo tài liệu về quy trình kinh doanh, phát triển thiết kế kỹ thuật và đào tạo, viết yêu cầu và tạo các trường hợp thử nghiệm. Điều này sẽ không chỉ đẩy nhanh quá trình mà còn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các yêu cầu kinh doanh thường chiếm phần lớn yêu cầu hỗ trợ nên giờ đây, tổ chức có thể tận dụng ChatGPT để trả lời các yêu cầu đó, dành nhiều thời gian hơn cho các dự án quan trọng hơn thay vì những hoạt động hàng ngày.

Hợp tác giữa người và máy tính

Trước mắt, cơ hội hứa hẹn nhất cho doanh nghiệp có thể là mô hình cộng tác giữa người và máy tính. ChatGPT viết nhiều phiên bản nháp của một bài kiểm tra, và sau đó con người đóng vai trò là người đánh giá và biên tập, do đó tiết kiệm rất nhiều thời gian. Theo một số cách, ChatGPT có thể nâng cao khả năng sáng tạo của con người bằng cách phân tích các đề xuất mà con người sẽ không có thời gian để tự tìm hiểu. Nhưng bước xem xét cuối cùng là rất quan trọng. Yêu cầu ChatGPT “viết” một bài dài hàng nghìn từ bằng văn xuôi hấp dẫn và đáng tin cậy về mặt kỹ thuật trong vài giây là một cách tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nhưng nếu không có thành phần con người, bạn có thể kết thúc việc giới thiệu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn sản phẩm của bạn.

Xử lý và tổng hợp dữ liệu

Sức mạnh thực sự đằng sau ChatGPT là khả năng xử lý và tổng hợp lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả. Khai thác khả năng này một cách thận trọng có thể mang lại kết quả lớn. Ví dụ như tóm tắt kho lưu trữ rộng lớn, viết lại tài liệu kỹ thuật thành dạng dễ đọc hơn, trình tạo tập lệnh thử nghiệm hoặc công cụ để tối ưu hóa bộ thử nghiệm .

Giúp xác định KPI và ngân sách

ChatGPT còn có khả năng xác định KPI cho một tổ chức CNTT thành công. Dựa trên trạng thái hiện tại của hoạt động CNTT, nó có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về số lượng nhân viên và các dữ liệu khác. Nó cũng có thể hỗ trợ tạo RFP (đề nghị mời thầu - request for proposal) được tùy biến cho từng khách hàng, đảm bảo thành công cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

Nhiều tổ chức cần trợ giúp về ước tính ngân sách và chi phí, lưu lượng truy cập và mức tăng trưởng dự kiến cũng như tìm hiểu các giấy phép và đăng ký hiện có. ChatGPT có thể giúp xác định các giải pháp thay thế tốt hơn/rẻ hơn.

Đẩy mạnh hệ thống CNTT

ChatGPT và các thuật toán tương tự như vậy đang thay đổi cách chúng ta tương tác với hệ thống và ứng dụng CNTT. Nó có thể được sử dụng trong các môi trường mô phỏng và đào tạo, đánh giá và phân tích, dịch thuật và bản địa hóa, đồng thời còn là một công cụ tìm kiếm rất mạnh có thể hỗ trợ nhà phân tích trong việc liên kết các điểm dữ liệu thông minh và khác nhau với nhau. Nó thậm chí có thể tổng hợp và tạo báo cáo dựa trên phân tích sơ bộ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
ChatGPT có thể hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO