5 ý tưởng ứng dụng ChatGPT trong thương mại điện tử

Ngô Huyền| 15/04/2023 10:25

Theo Insider Intelligence, doanh số bán hàng thương mại điện tử trên toàn thế giới được dự đoán sẽ đạt mức 6,3 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Giữa cơn sốt của thị trường thương mại điện tử hiện tại, làm thế nào để doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ?

Với những tính năng vượt trội, ChatGPT hoàn toàn có thể trở thành công cụ đắc lực, thúc đẩy các công ty tăng trưởng trong thị trường thương mại điện tử. Và dưới đây là 5 ứng dụng của ChatGPT giúp các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và giữ chân khách hàng trong thị trường e-commerce. 

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 

ChatGPT hoàn toàn có thể giúp các doanh nghiệp hiểu rõ ngành hàng kinh doanh doanh của mình trên thị trường thương mại điện tử bằng cách cung cấp những số liệu thống kê về quy mô và quỹ đạo tăng trưởng của ngành. Khi đó, các công ty có thể tìm ra thị trường ngách sinh lợi của mình và tạo chiến lược buôn bán phù hợp. 

Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể cung cấp cho các công ty những thông tin chuyên sâu về sở thích của người tiêu dùng, chẳng hạn như nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng đối với các sản phẩm chất lượng cao, hữu cơ, thân thiện với môi trường, v.v. Do đó, việc cập nhật các xu hướng đảm bảo các công ty trang bị các sản phẩm tốt hơn nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Ngoài ra, hiểu về đối thủ cạnh tranh và phát triển thị trường ngách cũng là chìa khóa để các công ty thành công trong bất kỳ thị trường nào. Vì vậy, các công ty có thể tìm kiếm nhanh chóng những thông tin này bằng cách yêu cầu ChatGPT phân tích thị trường thương mại điện tử của bất kỳ sản phẩm nào mà mình đang bán. 

GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TOÁN TÀI CHÍNH 

ChatGPT giúp người dùng tính các chi phí cần thiết để bắt đầu kinh doanh
ChatGPT giúp người dùng tính các chi phí cần thiết để bắt đầu kinh doanh

Khi được người dùng yêu cầu thực hiện bài toán tài chính cho một dự định kinh doanh e-commerce, ChatGPT hoàn toàn có thể ước tính các chi phí cần thiết để bắt đầu một ngân sách thực tế cho kinh doanh thương mại điện tử, chẳng hạn như quảng cáo, hoạt động tiếp thị, v.v. Thậm chí, ChatGPT cũng có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí liên tục, chẳng hạn như phí quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, tiếp thị,...

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Theo báo cáo của Microsoft, 92% khách hàng tin rằng một thương hiệu trên sàn thương mại điện tử có thể hỗ trợ hiệu quả và kịp thời sẽ thúc đẩy lòng trung thành của họ. Và một con số đáng kinh ngạc khác là 32% khách hàng sẽ chuyển đổi thương hiệu chỉ sau một trải nghiệm hỗ trợ khách hàng kém (PwC).

Chính vì vậy các thương hiệu có thể khai thác sức mạnh của ChatGPT để tận dụng một chatbot AI giải quyết các câu hỏi thường gặp, khắc phục sự cố và hướng dẫn khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ nhằm trao quyền cho khách hàng tìm giải pháp một cách độc lập và giảm nhu cầu hỗ trợ trực tiếp. Điều này không chỉ giúp giảm bớt khối lượng công việc của bạn mà còn tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của bạn (những người sẽ vẫy đuôi thích thú).

Tuy nhiên, các công ty cũng cần lưu ý, nên hợp tác với nhóm phát triển công nghệ để giải quyết khía cạnh kỹ thuật của việc tích hợp ChatGPT vào nền tảng của mình, bao gồm định hình ngôn ngữ, giọng điệu và phản hồi của ChatGPT để phù hợp với bản sắc thương hiệu đồng thời nâng cao ChatGPT để tăng khả năng thu thập phản hồi và tinh chỉnh dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

HƯỚNG LƯU LƯỢNG TRUY CẬP ĐẾN CỬA HÀNG TRÊN CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM 

Tạo các bài viết có tính chuyển đổi cao bằng ChatGPT   
Tạo các bài viết có tính chuyển đổi cao bằng ChatGPT   

Công cụ tìm kiếm là phương tiện điều hướng lưu lượng truy cập đến cửa hàng thương mại điện tử nhưng làm thế nào để những người bán hàng có thể khai thác sức mạnh của ChatGPT để đưa trang web của mình lên đầu kết quả tìm kiếm?

Những bài viết chuẩn SEO là điều cần thiết cho bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào muốn thành công. Với ChatGPT, các công ty có thể dễ dàng tạo ra nội dung hấp dẫn, nhiều thông tin để thu hút khách hàng và đáp ứng các thuật toán của công cụ tìm kiếm. Theo đó, người bán có thể cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và thị trường ngách của mình để ChatGPT tạo danh sách các từ khóa có liên quan có khả năng tối ưu hóa nội dung và giúp các bài viết vươn lên đầu kết quả tìm kiếm. Không chỉ chọn những từ khóa ngắn, người dùng có thể tận dụng ChatGPT để tìm ra các từ khóa dài để tối ưu hóa hiệu quả nội dung. Mặc dù những cụm từ dài hơn, cụ thể hơn có thể có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng thường dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Với những ý tưởng sáng tạo này, các công ty có thể phát triển một hồ sơ website hiệu quả giúp tăng khả năng nhấp chuột của khách hàng và đẩy cửa hàng lên đầu Google.

TẬN DỤNG CHAT-GPT ĐỂ TỐI ƯU HÓA DALL-E

Các công ty có thể kết hợp sức mạnh của ChatGPT với DALL-E để tạo ra hình ảnh bắt mắt cho các sản phẩm và chiến dịch tiếp thị. Bằng cách cung cấp các mô tả chi tiết về hình ảnh mong muốn, DALL-E tạo ra những hình ảnh độc đáo thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào của người dùng. 

Bước đầu tiên người dùng cần xác định các yếu tố hình ảnh thể hiện phong cách, đối tượng mục tiêu và thông điệp độc đáo của thương hiệu thương mại điện tử của mình, sau đó, yêu cầu ChatGPT cải thiện mô tả để đảm bảo lời nhắc cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và cụ thể cho DALL-E.

Từ việc xác định các thị trường sinh lợi đến tạo nội dung hấp dẫn, tạo hình ảnh trực quan ấn tượng và cung cấp hỗ trợ khách hàng đặc biệt, các công cụ do AI như ChatGPT cho phép các doanh nghiệp tinh chỉnh mọi khía cạnh thương mại để thu hút khách hàng và phát triển hơn nữa giá trị của các sản phẩm nhằm đáp ứng và hài lòng khách hàng tốt hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
5 ý tưởng ứng dụng ChatGPT trong thương mại điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO