Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Phạm Ánh Hà (NHNN) ThS. Hoàng Thị Hường (Trường Đại học Kinh tế |21/07/2023 16:50
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới.
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới. Thời gian tới, việc nâng cấp, hiện đại hóa các hạ tầng thông tin dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng là rất quan trọng. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần đẩy mạnh việc thu thập, xử lí, làm sạch dữ liệu, kết nối các hạ tầng tập trung để cho phép khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC), CSDL doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tổng hợp dữ liệu tạo điều kiện cho chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), hướng đến nền kinh tế số.
Tại Hội thảo “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh - thúc đẩy phát triển xã hội” do Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông, NHNN phối hợp Báo Tuổi trẻ, Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức ngày 16/6/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng đã nhấn mạnh: “Dữ liệu và việc phân tích, khai thác, kết nối dữ liệu là yếu tố quyết định tạo nên thành công của quá trình thúc đẩy TTKDTM và hoạt động chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Trong thời đại kĩ thuật số, dữ liệu có thể được sử dụng để hiểu, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng của khách hàng, giúp các ngân hàng, doanh nghiệp xác định các cơ hội mới, đưa ra quyết định đúng đắn hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động”.
Kết nối dữ liệu - thúc đẩy số hóa ngân hàng
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Đề án 06 của Chính phủ với nội dung cho phép các đơn vị trong ngành Ngân hàng được kết nối, khai thác CSDLQGvDC, CSDL căn cước công dân (CCCD) và sử dụng tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp, điều này có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp ngành Ngân hàng ứng dụng, triển khai cung cấp các dịch vụ ngân hàng số trên môi trường mạng, xác thực khách hàng chính xác, ngăn ngừa tội phạm gian lận hồ sơ giấy tờ, mở tài khoản mạo danh hoặc lừa đảo khách hàng chiếm quyền truy cập các dịch vụ ngân hàng số.
Bên cạnh đó, việc kết nối, khai thác CSDLQGvDC, CSDL CCCD còn giúp các đơn vị trong ngành Ngân hàng làm sạch CSDL khách hàng hiện có, loại bỏ các tài khoản “rác” thường được tội phạm lợi dụng để chuyển tiền bất hợp pháp. Hoạt động làm sạch dữ liệu khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn ngừa tội phạm gian lận, lừa đảo tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Ngoài ra, nguồn dữ liệu từ CSDLQGvDC (đặc biệt trong thời gian tới khi CSDLQGvDC được làm giàu thông tin từ các CSDL của các bộ, ngành) sẽ là nguồn thông tin tốt để các TCTD xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội...) từ đó có thể đẩy nhanh thủ tục cho vay, góp phần giảm tín dụng đen.
Trước đây, với phương thức giao dịch truyền thống, thời gian thực hiện trung bình khoảng 20 - 25 phút, nay khách hàng chỉ mất từ 4 - 5 phút để hoàn tất giao dịch nếu sử dụng thiết bị đọc và xác thực thông tin CCCD và các phần mềm hỗ trợ liên quan. Hơn nữa, các khách hàng đã đăng kí thông tin sinh trắc học, lần sau có thể giao dịch tại quầy hoặc tại ứng dụng ngân hàng điện tử trên điện thoại mà không cần dùng thẻ vật lí hay bất kì loại giấy tờ nào.
Trước đây, kẻ gian có thể giả mạo giấy tờ tùy thân, thay ảnh chứng minh nhân dân để mở tài khoản ngân hàng. Bằng mắt thường và kĩ năng thông thường của giao dịch viên, khó có thể phát hiện được giấy tờ giả mạo. Có những trường hợp kẻ gian thuê những người thiếu hiểu biết pháp luật để mở tài khoản và sử dụng tài khoản đó để gian lận, phạm tội. Ngay cả khi đổi sang giấy tờ tùy thân là CCCD mới, nhiều khách hàng không đến ngân hàng để cập nhật những thông tin cá nhân đã thay đổi.
Khi dữ liệu khách hàng được làm sạch và chuẩn hóa sẽ giúp ngân hàng dọn dẹp được tài khoản rác. Khi tài khoản đã được định danh, xác thực giao dịch bằng số tài khoản thì khi tội phạm đánh cắp được thông tin tài khoản của khách hàng cũng không thể thực hiện giao dịch tài chính vì không khớp đúng dữ liệu số tài khoản. Điều này làm giảm thiểu rủi ro, tổn thất tài chính của khách hàng, ngăn chặn tội phạm. Việc ngăn chặn được các tội phạm công nghệ trong thanh toán chuyển tiền sẽ giúp người dân yên tâm để tiền trong tài khoản và thực hiện giao dịch tài chính qua kênh số. Do vậy, để chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng như ngăn chặn tình trạng sử dụng tài khoản giả mạo để luân chuyển dòng tiền, việc “làm sạch” dữ liệu là vô cùng cần thiết.
Về phía ngành Ngân hàng, việc kết nối CSDLQGvDC phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành Ngân hàng được triển khai tích cực.
Ngày 24/4/2023, NHNN và Bộ Công an đã kí kết Kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 bao gồm 11 nhóm nhiệm vụ lớn, 35 nhiệm vụ cụ thể để phục vụ cho việc làm sạch dữ liệu, xác thực khách hàng và ứng dụng, triển khai các hoạt động nghiệp vụ của ngành Ngân hàng. Sự hợp tác này đem lại nhiều giá trị gia tăng cho ngành Ngân hàng, thông qua khai thác CSDLQGvDC, ngân hàng có thể hạn chế đến mức tối đa các thực trạng về tài khoản ảo, ngăn ngừa tội phạm gian lận hồ sơ giấy tờ, mở tài khoản mạo danh hoặc lừa đảo khách hàng. Từ khi triển khai, tiến độ thực hiện của các TCTD rất quyết liệt vì ai cũng đều nhận thấy hợp tác này mang lại hiệu quả to lớn cho ngành Ngân hàng.
NHNN đã phối hợp với C06 - Bộ Công an đối soát 25 triệu hồ sơ khách hàng trong CSDL thông tin tín dụng quốc gia. Hiện đang tiếp tục rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng. Căn cứ kết quả đối chiếu, NHNN đã và đang yêu cầu các TCTD rà soát, báo cáo về các hồ sơ có thông tin sai lệch hoặc không tìm thấy để có biện pháp xử lí.
Về phía các TCTD, triển khai Kế hoạch năm 2023 của ngành Ngân hàng và Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Công an và NHNN, nhiều TCTD cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư; cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp hoặc VNeID (ứng dụng trên các thiết bị di động ra đời nhằm thay thế những giấy tờ truyền thống); làm sạch thông tin khách hàng với CSDLQGvDC; tối ưu quá trình cho vay bằng các giải pháp chấm điểm tín dụng, xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư.
Để tăng cường an ninh, an toàn thông minh mạng, tạo nền tảng cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng, trước đó, ngày 13/4/2023, Thống đốc NHNN đã kí Quyết định số 653/QĐ-BCĐ Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN năm 2023. Trong đó đề ra các mục tiêu như:
Về hạ tầng số: Đẩy mạnh nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng số phục vụ thanh toán trong ngành Ngân hàng và các hạ tầng tập trung để cho phép kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với CSDLQGvDC, CSDL doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tổng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng. Đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hạ tầng máy chủ, tủ đĩa; hạ tầng mạng; hạ tầng sao lưu.
Về dữ liệu số: Hoàn thiện CSDL tập trung của NHNN theo mô hình dữ liệu lớn và đẩy mạnh việc thu thập, làm sạch dữ liệu nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lí dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau; kết nối liên thông, mở chia sẻ dữ liệu, tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ số.
Về nền tảng số: Hoàn thiện nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của NHNN, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác; nghiên cứu sử dụng nền tảng số quốc gia nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại NHNN; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, giám sát quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động giám sát dịch vụ ví điện tử; hoàn thiện nền tảng an ninh mạng chuyên nghiệp, hiện đại, chủ động phát hiện và xử lí kịp thời các sự cố an ninh mạng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ của NHNN và hỗ trợ công tác giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin ngành Ngân hàng.
Tiếp tục phát triển hạ tầng tập trung, tăng kết nối dữ liệu - thúc đẩy chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy TTKDTM, ngành Ngân hàng đã và đang gặp phải một số thách thức, trong đó phải kể đến thách thức về sự đồng bộ và chuẩn hóa các cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm tạo thuận lợi cho kết nối liên thông, tích hợp liền mạch giữa ngành Ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành hệ sinh thái số, cung ứng dịch vụ đa tiện ích cho khách hàng. Chính vì vậy, tại các quyết định/kế hoạch của NHNN về phát triển TTKDTM, chuyển đổi số đều đặt ra nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu và phát triển hạ tầng tập trung để cho phép kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với CSDLQGvDC, CSDL doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tổng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng.
Việc kết nối CSDLQGvDC với các đơn vị trong ngành Ngân hàng, kết nối với doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, giúp ngành Ngân hàng phát triển các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, bảo đảm an toàn hoạt động và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, thời gian tới cần tiếp tục các giải pháp để hoàn thiện dữ liệu số ngành Ngân hàng cũng như tăng cường kết nối dữ liệu giữa ngành Ngân hàng với các lĩnh vực khác, đồng thời đẩy mạnh khai thác, ứng dụng CSDLQGvDC vào hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, thúc đẩy quá trình số hóa ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế số, Chính phủ số.
Đối với ngành Ngân hàng
Để hoàn thiện dữ liệu số, ngành Ngân hàng cần tiếp tục triển khai các nhiệm vụ hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lí và quản trị dữ liệu của NHNN; tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chuẩn hóa các CSDL chuyên ngành của NHNN; tiếp tục triển khai tích hợp, khai thác, sử dụng các CSDLQG, dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương phục vụ cho hoạt động quản lí của NHNN; đẩy mạnh triển khai Đề án 06 của Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện các CSDL chuyên ngành, kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng dịch vụ công Quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng CSDL để phục vụ hoạt động quản lí, điều hành tiền tệ - ngân hàng của NHNN; tiếp tục hoàn thiện nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của NHNN làm nền tảng triển khai Chính phủ điện tử của NHNN, kết nối, chia sẻ với các CSDLQG, hệ thống thông tin có quy mô từ Trung ương tới địa phương của Chính phủ, các bộ, ngành khác thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của Chính phủ; tiếp tục triển khai mở rộng Hệ thống thông tin báo cáo NHNN liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ...
Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lí về chuyển đổi số, trong đó tiếp tục nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần được Luật hóa để phù hợp với thực tiễn và xu hướng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, từng bước tạo lập nền tảng pháp lí vững chắc cho việc hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số; tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định về TTKDTM, quản lí, giám sát hoạt động thanh toán, thanh toán xuyên biên giới nhằm tạo thuận lợi cho cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh, an toàn bảo mật, cung ứng dịch vụ ngân hàng qua môi trường Internet... trong ngành Ngân hàng; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình quản lí hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin, mạng truyền thông…
Để nâng cấp hạ tầng số, ngành Ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng khả năng kết nối liên thông với hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế, sẵn sàng kết nối với các hệ thống thanh toán tổng tức thời của các quốc gia trong khu vực; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin mới vào các nghiệp vụ xử lí dữ liệu lớn; tiếp tục xây dựng và triển khai hạ tầng tập trung, đảm bảo an ninh an toàn để cho phép kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với CSDLQGvDC, các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác để khai thác, tổng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng...; ngành Ngân hàng cần đẩy nhanh việc nâng cấp, hiện đại hóa các hạ tầng thông tin dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng...
Việc đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng cũng là trách nhiệm của các ngân hàng. Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định rất chặt chẽ về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, các ngân hàng phải chịu trách nhiệm cao trong việc bảo vệ thông tin khách hàng. Theo đó, bên xử lí dữ liệu cá nhân phải thông báo cho bên kiểm soát dữ liệu cá nhân một cách nhanh nhất có thể sau khi nhận thấy có sự vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, theo quy định mới về phòng, chống rửa tiền, các ngân hàng phải liên tục quét các giao dịch đáng ngờ, nếu phát hiện phải dừng lại ngay giao dịch. Do vậy, các ngân hàng cần tăng cường hơn nữa hàng rào bảo mật, ngăn ngừa lọt, lộ thông tin khách hàng và có biện pháp xử lí, ngăn chặn kịp thời nếu có vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đồng thời, để nâng cao nhận thức công chúng, khuyến khích người dân yên tâm sử dụng các dịch vụ TTKDTM, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp để tăng cường kiến thức, kĩ năng quản lí tài chính, nâng cao hiểu biết trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số một cách an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, về vấn đề nhân lực số, cần tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo và đào tạo lại kĩ năng, kiến thức gắn với chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng; thúc đẩy hợp tác, áp dụng kinh nghiệm quốc tế và thu hút lực lượng chuyên gia từ nước ngoài có kinh nghiệm triển khai tham gia đào tạo; tham gia mạng lưới chuyên gia về chuyển đổi số của Ngành; triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin của NHNN.
Về phía các bộ, ngành, cơ quan liên quan
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần phối hợp đẩy mạnh việc thu thập, xử lí, làm sạch dữ liệu, kết nối các hạ tầng tập trung để cho phép khai thác, chia sẻ dữ liệu với CSDLQGvDC, CSDL doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tổng hợp dữ liệu tạo điều kiện cho chuyển đổi số và TTKDTM thành công hơn nữa trong thời gian tới.
Các đơn vị liên quan của Bộ Công an và ngành Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ, tiên phong triển khai một cách chắc chắn, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và an toàn hệ thống CSDLQGvDC cũng như bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thời gian tới, các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng và Bộ Công an cần tiếp tục phối hợp đẩy nhanh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 giữa Bộ Công an và NHNN. Đồng thời, xây dựng quy trình làm sạch CSDL khách hàng, loại bỏ các tài khoản “rác” thường được tội phạm lợi dụng để chuyển tiền bất hợp pháp.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả, còn tình trạng “cát cứ" thông tin. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục tập trung đôn đốc, hỗ trợ khắc phục các vướng mắc, thúc đẩy cung cấp dữ liệu mở, kết nối, chia sẻ dữ liệu hai chiều từ hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương với các CSDLQG.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Quyết định số 653/QĐ-BCĐ ngày 13/4/2023 của Thống đốc NHNN Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN năm 2023.
3. https://www.sbv.gov.vn
Phạm Ánh Hà(NHNN)
ThS. Hoàng Thị Hường(Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
Góp ý cho Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định các quy định về ngân hàng số, giao dịch điện tử về cơ bản không thay đổi so với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010….
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh (Ngân hàng Shinhan Việt Nam) cho rằng, khả năng cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất trong tháng 9 và điều này có thể mang lại một số tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Những nét vẽ đầu tiên của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác thảo. Theo đó, trong năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5-7%.
Giá vàng trong nước hiện neo cao do được hưởng lợi từ xu hướng tăng của vàng thế giới. Tuy nhiên, đại diện AFA Capital cho rằng vàng đã phản ánh kỳ vọng của kịch bản rủi ro suy thoái và dư địa có thể không còn nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh cần thúc đẩy chuyển đổi kép và nâng cấp chuỗi giá trị, phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới và bền vững…
Áp dụng trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ loại bỏ một số việc làm thủ công và liên quan đến công nghệ trong vài năm tới. Nhưng không chỉ mang lại hiệu quả mới, AI có thể sẽ giúp các vai trò khác trở nên hiệu quả hơn.
Báo Điện tử VietnamPlus trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.
Đồ thị thông tin dưới đây gồm 12 nền kinh tế được dự báo sẽ chứng kiến tốc độ tăng số lượng triệu phú USD nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2023-2028...
Tối ngày 18/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index -EGDI) năm 2024 được Liên Hợp Quốc công bố trước đó 1 ngày, Việt Nam đã tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử, ở vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc...
Trường hợp rút tiền hàng loạt xảy ra, mức lãi suất cho vay đặc biệt 0% sẽ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia vừa lưu ý 13 lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng cao vào nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft, trong đó có thể cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa; thực hiện tấn công giả mạo; tấn công thực hiện leo thang đặc quyền; có thể vượt qua cơ chế bảo vệ...
Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh (Ngân hàng Shinhan Việt Nam) cho rằng, khả năng cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất trong tháng 9 và điều này có thể mang lại một số tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Cùng với dồn lực khắc phục hậu quả bão số 3, việc nhanh chóng khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng là điều cần thiết. Nhiều nhóm cơ chế, chính sách sẽ được thực hiện, mục tiêu là phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Những nét vẽ đầu tiên của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác thảo. Theo đó, trong năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5-7%.
Giá vàng trong nước hiện neo cao do được hưởng lợi từ xu hướng tăng của vàng thế giới. Tuy nhiên, đại diện AFA Capital cho rằng vàng đã phản ánh kỳ vọng của kịch bản rủi ro suy thoái và dư địa có thể không còn nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh cần thúc đẩy chuyển đổi kép và nâng cấp chuỗi giá trị, phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới và bền vững…
Sự xuất hiện của công nghệ 5G đã dẫn đến tốc độ băng thông rộng nhanh hơn và độ trễ thấp hơn bất kỳ thế hệ công nghệ di động nào trước đây. Bằng cách mang lại bước thay đổi trong kết nối người tiêu dùng và ứng dụng doanh nghiệp, 5G có tiềm năng trở thành trụ cột chính cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ sáng tạo mới...
Áp dụng trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ loại bỏ một số việc làm thủ công và liên quan đến công nghệ trong vài năm tới. Nhưng không chỉ mang lại hiệu quả mới, AI có thể sẽ giúp các vai trò khác trở nên hiệu quả hơn.
Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết về Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Vận chuyển người, hàng hóa rời khỏi các vùng lũ và cứu trợ khắc phục hậu quả có thể là khó khăn lớn nhất trong và sau cơn bão số 3. Các chuỗi logitics cứu trợ xuất hiện ngay và cần duy trì liên tục là yếu tố quan trọng để giảm thiểu thiệt hại. Nhưng cách làm nào để nơi cần thì có, nơi khó thì đến được thực sự không dễ dàng nếu không tính toán và liên kết chặt chẽ.
Chính phủ vừa có thông báo về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.
Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và toàn diện hơn cho tài sản số, với những bước đi đầu tiên từ Quyết định 194/QĐ-TTg và dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số…