Một năm thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM

LTV| 15/05/2024 13:56

Sau 5 năm thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, TP.HCM tiếp tục được Nghị quyết 98 (98/2023/QH15) tạo điều kiện hơn nữa khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế - xã hội của cả nước.

Theo Nghị quyết 98, điểm nổi bật trong cơ chế, chính sách đặc thù dành cho TP.HCM là những thí điểm vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quản lý đô thị, tài nguyên - môi trường, ngành nghề ưu tiên, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tổ chức bộ máy chính quyền.

Để làm rõ và cụ thể hóa Nghị quyết 98, cũng như điểm qua việc thực thi Nghị quyết sau một năm ban hành, vào ngày 14/5/2024 một cuộc hội thảo khoa học cấp bộ đã được tổ chức tại TP.HCM do Học viện Cán bộ TP.HCM và Tạp chí Cộng sản chủ trì.

Quy mô hội thảo lần này rất rộng, bao gồm cán bộ các cấp, từ trung ương, cấp bộ đến sở, ban ngành, các quận huyện của TP.HCM, cùng nhiều chuyên gia, giáo sư, giảng viên của các học viện, trường đại học. Hội thảo đã nghe và tham khảo 91 bài tham luận, nhắm vào 2 phần lớn: Cơ chế, chính sách đặc thùThực thi Nghị quyết của TP.HCM.

tran-van-tai-hoi-thao-98_1.jpg

Tham gia hội thảo, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát kinh tế số (IDS) - TS. Trần Văn, đã làm rõ những vấn đề cốt lõi của cơ chế - chính sách đặc thù trong trong bài tham luận của mình.
Theo TS. Trần Văn, mô hình phát triển đô thị của TP.HCM theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD - transit oriented development) là bước đột phá có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển hạ tầng đô thị. Sự phát triển các khu dân cư, thương mại, dịch vụ hiện đại theo các trục đường lớn như Điện Biên Phủ, Mai Chí Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh… là ví dụ điển hình theo hướng phát triển này.

Một khía cạnh quan trọng khác là quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường, TS. Trần Văn cho rằng TP.HCM có lợi thế trong phát triển nền kinh tế xanh nếu giải quyết vấn đề hạ tầng kỹ thuật, trong đó là hệ thống giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân gây ô nhiễm và giải quyết việc thu gom, xử lý rác, chất thải làm sạch môi trường và nguồn nước, tăng cường đầu tư vào công nghiệp tái tạo, công nghệ xanh… Đồng thời các phương tiện giao thông, vận chuyển chuyên sử dụng điện, điện mặt trời mái nhà cần được tiếp tục khuyến khích.

Ngoài ra, TS. Trần Văn còn đề cập đến các vấn đề khác như chính sách tài chính, ngân sách, thu hút đầu tư và quản lý khoa học, nghiên cứu và phát triển…

Các báo cáo tại Hội nghị về cơ chế chính sách và triển khai thực thi Nghị quyết 98 đã bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của một nền kinh tế, từ chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, huy động nguồn với đến chính sách môi trường, an sinh xã hội, từ xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho đến động lực đổi mới, sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ.

Hầu hết các đại biểu tham dự hội nghị đều đánh giá Nghị quyết 98 đã được triển khai một cách hiệu quả, có những kết quả bước đầu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Bài liên quan
  • Chuẩn bị thế nào cho cơ chế “sandbox” công nghệ?
    Khung thử nghiệm pháp lý (Regulatory Sandbox) đã được thừa nhận rộng rãi trong giới làm chính sách như một giải pháp hiệu quả để cho phép doanh nghiệp thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, trong những lĩnh vực chưa có quy định pháp lý chính thức. Cơ chế này được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số. Tuy nhiên, sau gần hai thập kỷ được thực hiện trên toàn thế giới; và 5 trong số 6 nước ASEAN 6 (gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan) đã có sandbox thì Việt Nam vẫn tiếp tục chậm chân.

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Một năm thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO