Công nghệ Blockchain và sự định hình lại mô hình kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng
TS. Nguyễn Văn Thích, ThS. Lữ Hữu Chí |16/06/2023 10:03
Có thế thấy rằng, công nghệ Blockchain đã và đang trở thành một trong những yếu tố kích thích sự thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng truyền thống. Bên cạnh những tác động tích cực mà công nghệ Blockchaim mang lại, việc ứng dụng và triển khai công nghệ Blockchain vẫn còn những trở ngại nhất định cần được nhìn nhận, xem xét như các vấn đề về quy định, các rào cản kĩ thuật và tiêu chuẩn hóa công nghệ.
Tóm tắt: Sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là Blockchain đã và đang định hình lại hoạt động kinh doanh trong các ngân hàng truyền thống. Với ý nghĩa đó, bài viết tập trung phân tích những ảnh hưởng của công nghệ Blockchain đến mô hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời xem xét cách thức mà các ngân hàng phản ứng với sự phát triển của loại hình công nghệ này. Qua đó, nhóm tác giả hi vọng sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về những tác động lan tỏa của một trong những sản phẩm nổi bật nhất của công nghệ Blockchain đến hoạt động của các ngân hàng.
Từ khóa: Phát triển công nghệ, Blockchain, mô hình kinh doanh, lĩnh vực ngân hàng.
BLOCKCHAIN TECHNOLOGY AND RESHAPING THE BUSINESS MODEL IN THE BANKING INDUSTRY
Abstract: The tremendous development of technology, especially Blockchain, has been reshaping the business model of traditional banks. With that in mind, the paper aims to analyze the impact of Blockchain technology on the business model in the banking industry and how banks respond to the development of this type of technology. Thereby, the authors hope to provide the most comprehensive picture of the spillover effects driven from one of the most prominent technological products - Blockchain - on the operations of banks.
Keywords: Technology development, Blockchain, business model, banking industry.
1. Đặt vấn đề
Cách mạng công nghệ đang diễn ra nhanh chóng và khách hàng cũng ngày càng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ. Do đó, việc xâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng của những đối thủ cạnh tranh mới như Fintech hay Big Tech với khả năng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ở mức chi phí thấp hơn và trải nghiệm tốt hơn đang góp phần làm suy yếu chiến lược và mô hình kinh doanh truyền thống của các ngân hàng (Vives, 2019). Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh này, việc đáp ứng những thay đổi trong hành vi của khách hàng trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết đối với các ngân hàng truyền thống. Do vậy, ngành Ngân hàng đang phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các ngân hàng phải đánh giá lại mô hình và chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với những phát triển của công nghệ (Martino, 2021).
Trong bối cảnh hiện nay, sự xuất hiện của công nghệ Blockchain dường như trở thành một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng đến mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Vốn được xem là một trong những sản phẩm đột phá của quá trình đổi mới công nghệ, Blockchain đã và đang được đánh giá là tác động chính trong việc tái định hình mô hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Thật vậy, sự phát triển của Blockchain, mà điển hình là công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT), đóng vai trò như nguồn lực chính cho: (i) Sự đổi mới hệ thống tài chính trong tương lai; (ii) Sự chuyển đổi các mô hình kinh doanh hiện tại của các ngân hàng; (iii) Tạo nên cuộc cách mạng hóa trong việc giúp các ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời mang đến cơ hội tạo dựng nên những giá trị mới (xem thêm: Lewis và cộng sự, 2017; Rajnak và Puschmann, 2021).
2. Blockchain và sự đổi mới trong mô hình kinh doanh ngân hàng
Dựa trên mô hình kinh doanh Canvas (the Business Model Canvas - BMC) được phát triển bởi Osterwalder và Pigneur (2010), Martino (2021) đã mô phỏng cách thức mà Blockchain tác động đến mô hình kinh doanh ngân hàng thông qua chín yếu tố trong BMC cụ thể như sau:
(1) Cam kết giá trị (Value proposition)
Bằng cách tự động hóa từng phần trong quy trình kinh doanh của ngân hàng như thông qua các hợp đồng thông minh (Smart contracts) và loại bỏ các trung gian liên quan đến hoạt động thanh toán, Blockchain sẽ giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ và sản phẩm với cách thức nhanh hơn, chi phí thấp và an toàn hơn, từ đó cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Theo cách này, Blockchain cho phép các ngân hàng nâng cao các sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Một trong những ví dụ điển hình là giao dịch tài trợ thương mại được thực hiện vào năm 2018 giữa Ngân hàng HSBC và ING Bank. Hai ngân hàng đã hoàn thành giao dịch tài trợ thương mại khả thi đầu tiên trên thế giới trong thời gian kỉ lục là 24 giờ thay vì khoảng thời gian tiêu chuẩn là 05 - 10 ngày, mang lại sự ưu việt cho các công ty tham gia giao dịch về tốc độ và tính dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, dựa trên quyền truy cập vào nhiều loại thông tin được ghi trong sổ cái (thông tin không chỉ của khách hàng mà còn của các bên liên quan khác), ngân hàng có thể khai thác các thông tin để hiểu rõ và tổng quan hơn về các hành vi, nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này cho phép ngân hàng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới không nhất thiết phải gắn liền với các sản phẩm ngân hàng truyền thống nhưng lại được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Công nghệ Blockchain đã và đang trở thành một trong những yếu tố làm thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng truyền thống
(2) Phân khúc khách hàng (Customer segments)
Một trong những lợi thế chính của công nghệ Blockchain là mở ra cơ hội với các phân khúc của thị trường, cho phép ngân hàng tiếp cận vô số tệp khách hàng tiềm năng mới. Thông qua Blockchain, ngân hàng có thể xâm nhập vào lượng lớn khách hàng là những cá nhân/doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được dịch vụ tài chính (như thông qua quy trình KYC) và cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân (đơn cử bằng cách cung cấp các giải pháp thay thế tài chính mới với mức giá phù hợp). Các nghiên cứu ước tính rằng, ngân hàng có thể tạo thêm 200 tỉ đến 380 tỉ USD doanh thu hằng năm bằng cách đưa các cá nhân/doanh nghiệp bị bỏ qua này vào danh mục khách hàng chính thức của ngân hàng (Luu và cộng sự 2015).
(3) Kênh tiếp cận khách hàng (Channels)
Những tiến bộ trong công nghệ thông tin đã thay đổi đáng kể cách thức ngân hàng tương tác với khách hàng. Công nghệ mới đã góp phần vào việc tạo nên các dịch vụ kĩ thuật số trên nền tảng trực tuyến và trên ứng dụng để tăng khả năng thu hút khách hàng, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ. Điều này dẫn đến việc tối ưu hóa (giảm thiểu) mạng lưới chi nhánh vật lí của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc Blockchain sẽ thúc đẩy quá trình số hóa các kênh thông tin và phân phối của ngân hàng, chuyển chúng sang các nền tảng trực tuyến.
(4) Mối quan hệ với khách hàng (Customer relationships)
Để nâng cao khả năng nắm bắt và mức độ hiểu biết về khách hàng, ngân hàng đã nỗ lực trong việc cải thiện các cách thức quản lí quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM). Để đạt được mục tiêu này, nhiều ngân hàng đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ để nâng cao hiệu quả áp dụng CRM và tự động hóa quản lí cơ sở dữ liệu, hoạt động kinh doanh, truyền thông…
Trong khía cạnh này, DLT của Blockchain đóng vai trò khá quan trọng. Blockchain cho phép các ngân hàng lưu trữ dữ liệu khách hàng (như thông tin liên hệ, sản phẩm sử dụng và tương tác) theo cách an toàn hơn so với các phương pháp truyền thống, từ đó, cải thiện độ bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân.
(5) Các nguồn lực chính (Key resources)
Mặc dù Blockchain có thể làm giảm khối lượng công việc của ngân hàng truyền thống (ví dụ như những công việc liên quan đến các nhiệm vụ văn thư, xác minh tài liệu, kiểm soát viên…) nhưng cũng yêu cầu các ngân hàng bổ sung các nguồn lực mới. Cụ thể, các ngân hàng sẽ cần phải chuẩn bị nguồn lực nhân sự am hiểu công nghệ, các chuyên gia về Blockchain, khoa học dữ liệu để xây dựng và khai thác lượng thông tin đa dạng và phong phú được ghi trên DLT để tạo ra các sản phẩm và giải pháp mới cho khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này, nhiều ngân hàng đã bổ sung tiêu chuẩn liên quan đến những kĩ năng và chuyên môn công nghệ khi tuyển dụng chuyên gia cũng như thiết lập những vị trí mới trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp như: Giám đốc chuyển đổi, giám đốc dữ liệu... Tuy nhiên, điều đáng đáng lo ngại là các nguồn lực này, bao gồm cả các chuyên gia Blockchain vẫn còn tương đối khan hiếm.
(6) Các hoạt động chính (Key activities)
Để hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, việc khai thác tệp dữ liệu khách hàng của Blockchain có thể giúp ngân hàng cung cấp các sản phẩm mới và dịch vụ theo hướng cá nhân hóa với giá trị gia tăng cao hơn. Theo đó, các hoạt động như phân tích dữ liệu, nghiên cứu và phát triển sẽ là những yếu tố chính thúc đẩy quá trình tạo ra giá trị mới cho khách hàng. Ngân hàng sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động này cũng như các giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày một thay đổi của khách hàng.
Về vấn đề này, điều cần thiết là tạo ra sự kết nối tin cậy giữa ngân hàng với khách hàng nhằm khai thác thêm các thông tin về khách hàng. Do đó, vai trò của CRM đối với các ngân hàng cũng cần thay đổi. CRM không còn là một công cụ riêng biệt được sử dụng để theo dõi các hoạt động kinh doanh thường nhật và thông tin khách hàng mà sẽ đóng vai trò quan trọng để cung cấp giá trị cho khách hàng. Điều này giúp ngân hàng phân khúc khách hàng, xác định mục tiêu, thu hút và giữ chân khách hàng của họ.
(7) Các quan hệ đối tác chính (Key partnerships)
Việc áp dụng công nghệ Blockchain có thể làm thay đổi hoặc tăng thêm đối tác mới cho các ngân hàng. Trên hết, sự hợp tác với các công ty Fintech, đặc biệt các nền tảng dựa trên Blockchain là rất quan trọng để ngân hàng có được các nguồn lực cụ thể hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhất định. Việc hợp tác với Fintech cũng cho phép ngân hàng sử dụng công nghệ mới và liên tục sáng tạo những ý tưởng để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Hơn nữa, Blockchain có thể mở ra cánh cửa hợp tác với các đối thủ cạnh tranh (không chỉ với ngân hàng khác mà còn với các tác nhân khác trong chuỗi tài chính, như công ty bảo hiểm), điều này là cần thiết nhằm cho phép công nghệ được áp dụng rộng rãi và phát triển hơn nữa các ứng dụng của nó.
Ngoài ra, các đối tác là trường đại học hay trung tâm nghiên cứu có thể là chìa khóa để ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh (Martino, 2019). Trong khi các ngân hàng có thể cung cấp hỗ trợ cho nghiên cứu học thuật và phát triển công nghệ kĩ thuật số cũng như đối với Blockchain và các ứng dụng chính của nó, các trường đại học/trung tâm nghiên cứu có thể cung cấp các nguồn lực chính (vốn nhân lực) cho ngân hàng bằng cách phát triển kiến thức và chuyên môn cần thiết (đặc biệt là kĩ năng công nghệ thông tin). Điều này sẽ giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực có chuyên môn công nghệ cao cho ngân hàng.
(8) Các dòng doanh thu (Revenue streams)
Công nghệ Blockchain có tiềm năng thay đổi cách mà một ngân hàng tạo ra doanh thu. Blockchain có thể cho phép ngân hàng tiếp cận các phân khúc thị trường mới, từ đó gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra các dòng doanh thu bổ sung. Hơn nữa, ngân hàng có thể tăng doanh thu bằng cách mở rộng các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng truyền thống (cá nhân hóa dịch vụ/sản phẩm cho từng khách hàng), gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình khi giảm mức phí áp dụng cho khách hàng (do chi phí vận hành khi áp dụng Blockchain đã thấp hơn).
(9) Cơ cấu chi phí (Cost structure)
Cơ cấu chi phí là yếu tố quan trọng nhất có thể bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng DLT trong mô hình kinh doanh của ngân hàng. Bằng cách tự động hóa các phần mục của quy trình trong tổ chức và loại bỏ các vấn đề trung gian liên quan đến giao dịch, Blockchain có thể giúp giảm đáng kể cơ sở hạ tầng ngân hàng và chi phí hoạt động liên quan. Do đó, DLT của Blockchain đóng vai trò tiềm năng trong việc cách mạng hóa chi phí cơ sở hạ tầng và đóng góp lợi ích đáng kể vào lợi nhuận của các ngân hàng.
3. Vấn đề tiếp cận ứng dụng Blockchain của các ngân hàng cùng những trở ngại đi kèm
Như vậy, ảnh hưởng của DLT đối với tất cả các yếu tố trong BMC của các ngân hàng truyền thống là khá rõ nét: Cho phép các ngân hàng cung cấp những cam kết giá trị mới cho khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, cải thiện hiệu quả quy trình nội bộ, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Cũng chính vì vậy, các ngân hàng đều tìm cách đầu tư và áp dụng loại hình công nghệ này.
Mỗi ngân hàng đều đã và đang triển khai công nghệ thông qua các cách tiếp cận khác nhau. Đơn cử nhiều ngân hàng đã tổ chức các nhóm chuyên môn trong nội bộ để nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ và/hoặc thiết lập các phòng thí nghiệm đổi mới để tìm hiểu cũng như đánh giá chi phí và lợi ích tiềm năng mà công nghệ này mang lại. Trong khi đó, một số ngân hàng khác đang hợp tác và/hoặc đầu tư trực tiếp vào các công ty Fintech để tiếp cận dễ dàng hơn về mặt công nghệ. Đồng thời, các ngân hàng cũng đang tham gia vào hiệp hội/liên minh Blockchain, trong đó một số ngân hàng cũng như các bên liên quan khác làm việc cùng nhau để khám phá những lợi ích tiềm năng từ các giải pháp thử nghiệm và ứng dụng Blockchain nhằm bù đắp chi phí và rủi ro liên quan đến sự phát triển của các thỏa thuận Blockchain.
Theo Rajnak và Puschmann (2021), các khoản đầu tư của ngân hàng vào công nghệ mới, bao gồm cả DLT của Blockchain, hướng đến các mục tiêu khác nhau. Trong một số trường hợp, các khoản đầu tư nhằm mục đích cải thiện mô hình kinh doanh bằng cách tập trung vào cải cách quy trình và vận hành hiệu quả hơn thông qua nỗ lực số hóa và tối ưu hóa hoạt động nhằm giảm chi phí hoạt động và tăng cường hiệu suất. Trong trường hợp khác, mục đích đầu tư lại hướng vào việc định hình mô hình kinh doanh hoặc phát triển các mô hình mới. Nhìn chung, mục tiêu chính của các dự án đầu tư này đều nhằm giải quyết bài toán về đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng ngày nay cũng như tìm kiếm các nguồn doanh thu mới. Nói cách khác, vấn đề ứng dụng Blockchain gần như được các ngân hàng tiếp cận như công cụ mới trong việc phát triển và đem đến những giá trị, trải nghiệm tương ứng với từng phân khúc thị trường mới.
Bên cạnh đó, một số trở ngại về việc áp dụng rộng rãi Blockchain vẫn còn tồn tại, bao gồm các vấn đề về quy định, các hạn chế về kĩ thuật và tiêu chuẩn hóa công nghệ. Do đó, mức độ mà Blockchain có thể ảnh hưởng đến các mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống cũng sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết những rào cản này. Về vấn đề này, cần thừa nhận rằng, các cơ quan quản lí và chính quyền trên toàn thế giới đang tích cực nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong khuôn khổ quy định hiện hành. Các ngân hàng cũng đang hợp tác với nhau và với các bên liên quan để phát triển tiêu chuẩn cơ sở chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng rộng rãi Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới.
4. Kết luận và một số hàm ý
Có thế thấy rằng, công nghệ Blockchain đã và đang trở thành một trong những yếu tố kích thích sự thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng truyền thống. Bên cạnh những tác động tích cực mà công nghệ Blockchaim mang lại, việc ứng dụng và triển khai công nghệ Blockchain vẫn còn những trở ngại nhất định cần được nhìn nhận, xem xét như các vấn đề về quy định, các rào cản kĩ thuật và tiêu chuẩn hóa công nghệ.
Đối với thị trường ngân hàng Việt Nam, nhóm tác giả ủng hộ quan điểm của một số nghiên cứu gần đây là việc các ngân hàng trong nước gần như không có bất kì giải pháp thay thế nào ngoài việc tăng ngân sách vào đầu tư đổi mới công nghệ vì thực tế cho thấy, tỉ trọng của các khoản chi tiêu này hiện tương đối thấp (Phan và và cộng sự 2022; Trần Việt Dũng và cộng sự 2022). Hơn nữa, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự hiểu rõ về công nghệ sẽ trở thành chiến lược quan trọng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng. Theo đó, một trong những bước đi khả quan là các ngân hàng trong nước cần hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, công ty công nghệ nhằm tiếp cận cũng như học hỏi kinh nghiệm để có những chuẩn bị nhất định nhằm thích ứng với mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.
Bên cạnh đó, các ngân hàng nên xây dựng và áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức, bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt trong việc kiểm soát hoạt động của những bộ phận liên quan đến nghiên cứu và phát triển/hợp tác phát triển công nghệ. Cần nhìn nhận một cách đúng đắn rằng về bản chất, công nghệ thực sự không phải là yếu tố gây ra các vụ vi phạm an ninh mạng mà con người sử dụng/lập trình mới là yếu tố gây ra trong việc gian lận (thông qua sử dụng công nghệ khi có cơ hội) (Lữ Hữu Chí và Nguyễn Văn Thích, 2022). Theo ý nghĩa đó, để nâng cao hiệu suất khi thu thập và khai thác dữ liệu cá nhân, vấn đề xây dựng niềm tin từ bảo mật thông tin là tối quan trọng trong điều kiện công nghệ phát triển. Một trong những phương cách cần hướng đến là củng cố các quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư; vấn đề quyền, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thời gian tới, theo nghiên cứu của Bùi Hữu Toàn (2021) đã đề cập.
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Hữu Toàn (2021). Hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/hoan-thien-phap-luat-nham-thuc-day-chuyen-doi-so-trong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-viet-nam.htm
2. J.P. Morgan. (2018). Blockchain and the Decentralization Revolution. https://www.jpmorgan.com/solutions/cib/investment-banking/corporate-finance-advisory/blockchain
3. Luu, F., Shuttlewood, P., and Chapman, K. (2015). Banks Have a $380 Billion Market Opportunity in Financial Inclusion, Accenture and CARE International UK Study Find. https://newsroom.accenture.com/news/banks-have-a-380-billion-market-opportunity-in-financial-inclusion-accenture-and-care-international-uk-study-find.htm
4. Lu Huu Chi and Nguyen Van Thich, (2022). Digital Technology, Cybersecurity Issue and Banking Stability: Why Managers in Vietnamese Banks Should Concern. Proceedings The International Conference on Business Based on Digital Platform (BDP-2), pages 257, 473 - 477.
5. Martino, P. (2019). Blockchain technology: Challenges and opportunities for banks. International Journal of Financial Innovation in Banking, 2(4), pages 314 - 333. https://doi.org/10.1504/IJFIB.2019.104535
6. Martino, P. (2021). Blockchain and Banking Business Models. In P. Martino (Ed.), Blockchain and Banking: How Technological Innovations Are Shaping the Banking Industry, pages 53 - 69. Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-030-70970-9_4
7. Nguyễn Đức Trung, Trần Việt Dũng và Lữ Hữu Chí (2021). Tác động của phát triển công nghệ đến hoạt động ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 10(571), pages 37 - 41.
8. Osterwalder, A., and Pigneur, Y. (2010). Business model generation: A handbook for visionaries, game changers, and challengers (Vol. 1). John Wiley & Sons.
9. Phan, A., Lu, C. H., and Nguyen, P. M. (2022). Spending on Distribution Information and Communication Technologies and Cost-Effective Operation in Banks. Journal of Distribution Science, 20(9), pages 11-21. https://doi.org/10.15722/jds.20.09.202209.
10. Rajnak, V., and Puschmann, T. (2021). The impact of blockchain on business models in banking. Information Systems and E-Business Management, 19(3), pages 809-861. https://doi.org/10.1007/s10257-020-00468-2
11. Trần Thị Huế và Trịnh Huy Hoàng (2021). Blockchain trong ngân hàng - Một góc nhìn tổng quan. Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/blockchain-trong-ngan-hang-mot-goc-nhin-tong-quan.htm
12. Trần Việt Dũng, Lữ Hữu Chí, Lê Phương Anh (2022). Đầu tư công nghệ và thu nhập ngoài lãi: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 9, tháng 5/2022, trang 31 - 37.
13. Vives, X. (2019). Competition and stability in modern banking: A post-crisis perspective. International Journal of Industrial Organization, pages 55 - 69. https://doi.org/10.1016/j.ijindorg.
2018.08.011
TS. Nguyễn Văn Thích, ThS. Lữ Hữu Chí
Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi trong những trụ cột quan trọng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung đẩy mạnh cho vay trên nền tảng điện tử, phủ rộng khả năng tiếp cận tài chính toàn diện với mọi người dân...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trí tuệ nhân tạo và máy học đang cải thiện an ninh mạng, giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn ngừa các mối đe dọa trên không gian mạng tốt hơn. Nhưng chúng cũng giúp các tác nhân đe dọa phát động các cuộc tấn công lớn hơn, phức tạp hơn
Để ngăn chặn tình trạng ồ ạt tăng vốn ảo trước khi IPO (ví dụ Công ty Faros tăng vốn gần 2.900 lần trong vòng 3 năm trước khi lên sàn), đại biểu đề nghị phải kiểm toán vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp 10 năm trước đó.
Theo Thủ tướng, Tiểu vùng Mekong mở rộng cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống.
Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Theo thống kê, 98% doanh nghiệp ở nước ta là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu tiên. Thời gian qua, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV.
Trước Temu thì Shein - một nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chuyên về sản phẩm thời trang, đã “làm mưa làm gió” tại nhiều quốc gia trong lĩnh vực thời trang nhanh. Temu được cho là đã tái hiện quy trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng tới người tiêu dùng giống với mô hình của Shein.
Trí tuệ nhân tạo và máy học đang cải thiện an ninh mạng, giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn ngừa các mối đe dọa trên không gian mạng tốt hơn. Nhưng chúng cũng giúp các tác nhân đe dọa phát động các cuộc tấn công lớn hơn, phức tạp hơn
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ phải cần trấn an các nhà đầu tư toàn cầu rằng Fed quản lý được tác động từ một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, có thể đi kèm với việc đảng Cộng hòa giành được đa số ghế ở cả hai viện Quốc hội...
Theo Thủ tướng, Tiểu vùng Mekong mở rộng cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, ông Ngô Minh Hiếu, Co-founder Chống lừa đảo và CyPeace, cho biết khả năng của AI là hoàn toàn có thể tự động hóa và tiến hành các vụ tấn công mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống an ninh mạng của tổ chức và quốc gia...
Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Để ngăn chặn tình trạng ồ ạt tăng vốn ảo trước khi IPO (ví dụ Công ty Faros tăng vốn gần 2.900 lần trong vòng 3 năm trước khi lên sàn), đại biểu đề nghị phải kiểm toán vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp 10 năm trước đó.
(KTSG Online) - Nhiều ngân hàng tiếp tục báo lãi lớn trong 9 tháng đầu năm nay, trong đó có đóng góp đáng kể từ mảng chính là cho vay. Tuy nhiên, chi phí dự phòng tiếp tục tăng cao và sức cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh trong năm nay.
Theo thống kê, 98% doanh nghiệp ở nước ta là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu tiên. Thời gian qua, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ADB tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam với lãi suất ưu đãi về các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, điện toán đám mây, dự án mang tính chuyển đổi trạng thái.
Trước Temu thì Shein - một nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chuyên về sản phẩm thời trang, đã “làm mưa làm gió” tại nhiều quốc gia trong lĩnh vực thời trang nhanh. Temu được cho là đã tái hiện quy trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng tới người tiêu dùng giống với mô hình của Shein.
Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, đại biểu Hoàng Văn Cường – đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, nhận định rằng giá nhà ở đang cao và liên tục tăng một cách bất hợp lý… Điều này được thể hiện ở hai chỉ báo: tương quan giữa giá bất động sản nhà ở với thu nhập của người dân là quá lớn (phản ánh mức giá đó là không có khả năng thanh toán thực tế); thu nhập mang lại từ bất động sản rất thấp...
Cùng với việc tập trung vào 3 động lực tăng trưởng như đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư xã hội, tiêu dùng nội địa, khuyến khích phát triển các động lực mới như khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn...
Một trong những vấn đề thường xuyên được đặt ra trong các cuộc thảo luận liên tục về doanh nghiệp nhà nước là không được đồng nhất vốn và tài sản của doanh nghiệp là vốn, tài sản của Nhà nước...
Nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với những diễn biến bất ổn từ bên ngoài và yếu kém nội tại. Một số đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện như doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh càng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, thay thế Thông tư số 19/2019/TT-NHNN ngày 5/11/2019.
Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” và “Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”.
Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Tạo ra các động lực tăng trưởng và không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp nhà nước là mục đích được đặt ra cho Dự án Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần được phân cấp, phân quyền với các quy định, quy chế rõ ràng...
AI không chỉ là công cụ hỗ trợ người bán mà còn giúp người tiêu dùng khám phá sản phẩm phù hợp bằng việc cung cấp các gợi ý cá nhân hóa và cải thiện hiệu quả tìm kiếm...
Mặc dù tăng trưởng GDP của Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, xu hướng nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân chính của tình trạng này đến từ đâu?