Những chỉ số đo lường thành công của quá trình chuyển đổi số

LTV| 05/12/2022 10:38

Đo lường mức độ thành công của quá trình chuyển đổi số có thể khó khăn. Hãy coi những chỉ số sau là điểm khởi đầu.

Có sự nhất trí chung giữa các lãnh đạo doanh nghiệp và CNTT rằng chuyển đổi số là một quá trình liên tục và thích ứng, không nhất thiết phải có vạch đích hoặc điểm cuối.

Điều đó chắc chắn không có nghĩa là các quá trình chuyển đổi số không nên có các mục tiêu và cột mốc chiến lược để có thể đo lường tiến trình và kết quả trong suốt quá trình chuyển đổi.

Việc phát triển, theo dõi và hành động dựa trên các chỉ số chuyển đổi số có thể khó khăn. Chuyển đổi số vốn là một thuật ngữ rộng và bản chất liên tục của nó có vẻ như không phù hợp để đo lường. Tuy nhiên, bạn phải đo lường và thực sự có những cách tiếp cận để làm như vậy.

Mặc dù bạn muốn điều chỉnh các chỉ số và/hoặc KPI (chỉ số hiệu năng cơ bản) của tổ chức cho phù hợp với các mục tiêu cụ thể, nhưng đây là 4 ví dụ về cách nhà lãnh đạo có thể đo lường sự thành công của quá trình chuyển đổi số.

ROI khi chuyển đổi số

Bản thân chuyển đổi số đã trở thành ngành kinh doanh lớn. IDC - công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường - ước tính chi tiêu toàn cầu cho các khoản đầu tư chuyển đổi số sẽ đạt 3,6 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Đó là một lượng vốn lớn. Bất kể mức chi tiêu liên quan đến chuyển đổi số của tổ chức - doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bạn sẽ cần một cách để theo dõi lợi tức đầu tư (ROI) của mình theo thời gian. Chuyển đổi số liên quan đến nhiều khoản đầu tư ban đầu như áp dụng công nghệ, đào tạo người dùng và tuyển dụng, nên cần xác định mối tương quan giữa các khoản đầu tư này và doanh thu.

Thời gian tung ra thị trường

Nếu tiền (dù kiếm được hay tiết kiệm được) là yếu tố đầu tiên của hầu hết các chỉ số kinh doanh, thì thời gian lại là một yếu tố khác. Đó có thể là thời gian sử dụng hoặc tiết kiệm được.

Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường phải là một trong những thước đo chuyển đổi số quan trọng nhất hiện nay đối với doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Tác động thị trường của một dự án chuyển đổi số phụ thuộc vào tốc độ của nó. Nếu bạn không về đích đầu tiên bằng trải nghiệm hấp dẫn của khách hàng, hoặc nhân viên mới, hoặc áp dụng sáng kiến hiện đại hóa số khác, thì đối thủ cạnh tranh sẽ làm điều đó.

Vì vậy, mặc dù một chiến lược chuyển đổi số tổng thể có thể không có điểm cuối, nhưng về bản chất, các mục tiêu hoặc cột mốc bao gồm chiến lược đó nên có một số phép đo dựa trên thời gian. Và theo quan điểm của một số chuyên gia, tốc độ mà bạn có thể cung cấp phải là yếu tố chính trong quá trình ra quyết định và đo lường.

Việc tập trung vào thước đo thời gian đưa sản phẩm ra thị trường sẽ trực tiếp cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và vị thế với khách hàng.

KPI (chỉ số hiệu năng cơ bản) sử dụng

Đối với cả sáng kiến hướng tới khách hàng và nhân viên, các sản phẩm số mới – cho dù đó là ứng dụng dành cho khách hàng, tự động hóa quy trình, công cụ dành cho nhân viên hay bất kỳ thứ gì khác dưới biểu ngữ chuyển đổi số – cũng thường có thể được đo lường theo mức độ tiếp nhận và sử dụng của chúng

Người quản lý nên theo dõi và đưa ra hành động dựa trên số liệu về việc áp dụng và sử dụng liên tục các sản phẩm này trên kênh vòng đời của quá trình chuyển đổi số.

Có thể gọi đây là số liệu tương tác của người dùng, bao gồm:

  • Số người sử dụng hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng
  • Tỷ lệ chấp nhận/phần trăm
  • Thời gian người sử dụng dành cho các tính năng đặc thù
  • Số người ngần ngại sử dụng

Cuối cùng, với KPI (hoặc các công cụ đo lường khác), hãy nhớ rằng bạn có thể xác định và/hoặc điều chỉnh chúng cho phù hợp với tổ chức cụ thể của mình và các mục tiêu của tổ chức đó.

5. KPI hiệu năng

Mặc dù các phép đo như ROI hoặc mức độ tương tác của người dùng là các chỉ số đầu ra, nhưng cũng rất hữu ích khi đo lường các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra những kết quả đó, đặc biệt là về khoản đầu tư mà bạn thực hiện vào con người. Điều này đặc biệt quan trọng khi quá trình chuyển đổi số yêu cầu các nhóm xây dựng/học hỏi/sử dụng công nghệ mới để đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Ở đây đề cập đến KPI hiệu năng – chắc chắn là những chỉ số mà người quản lý có thể tùy chỉnh cho phù hợp với nhóm và mục tiêu của riêng họ. Một số ví dụ về các câu hỏi tập trung vào đầu vào để hỏi – và sau đó là xác định cách đo lường xem có phù hợp hay không để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp:

  • Nhân viên có đủ tài nguyên kỹ thuật số cần thiết để thành công không?
  • Chúng có hiệu quả không?
  • Họ có kỹ năng phù hợp không?
  • Họ có được đào tạo đúng cách không?

Người quản lý sẽ xây dựng các KPI cụ thể xung quanh những câu hỏi này và sau đó đo lường chúng.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số trong tài chính ngân hàng: Không làm ngay sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
    Nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số (CĐS) nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (NH), sáng nay 24-11, Viện Chiến lược phát triển kinh tế số phối hợp cùng báo SGGP – Đầu tư Tài chính và Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức buổi toạ đàm “Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Kinh nghiệm của Hàn Quốc”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Những chỉ số đo lường thành công của quá trình chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO