Tăng trưởng kinh tế: Nhận diện 2023, kỳ vọng 2024

Đỗ Văn Huân| 11/03/2024 07:06

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề hàng đầu của Việt Nam, không chỉ của năm bản lề 2023 mà còn phải đặt ra cho “2 năm tăng tốc” còn lại của kế hoạch 5 năm (2021-2025)...

Kinh tế Việt Nam năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cùng với sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhờ đó kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả khả quan với mức tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%, cao gấp 1,5 lần so với mức tăng trưởng 2,9% của kinh tế toàn cầu.

Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua như sau (hình 1).

NHẬN DIỆN TĂNG TRƯỞNG 2023

Tăng trưởng GDP 2023 được nhận diện ở các góc độ khác nhau.

Thứ nhất,tốc độ tăng năm 2023 Việt Nam thuộc TOP 10 nền kinh tế có tốc độ tăng cao nhất thế giới. Tốc độ tăng này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện nhiều nền kinh tế lớn đang phải thắt chặt chính sách tiền tệ để tập trung chủ yếu cho việc kiềm chế lạm phát, khi lạm phát cao gấp đôi định hướng. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, kích cầu, tập trung ưu tiên cho tăng trưởng, là đúng hướng và nhanh nhạy trong điều hành.

Thứ hai,theo thời gian, tăng trưởng GDP đã cao lên qua các quý trong năm 2023 (hình 2).

Năm 2022, đà tăng cao liên tục chỉ đến quý 3, quý 4 đã tăng chậm lại; xu hướng này là tín hiệu để năm 2023 không đạt được mục tiêu. Khác với năm 2022, GDP năm 2023 đã tăng cao lên liên tục qua các quý sẽ là tín hiệu để tăng tốc trong năm 2024.

Thứ ba, tăng trưởng GDP năm 2023 đạt được ở cả 3 nhóm ngành (hình 3).

Nông, lâm nghiệp – thủy sản (tăng 3,83%) đã là năm thứ 3 liên tục tăng vượt mốc 3% (và cao hơn 4 năm trước: năm 2019 tăng 2,67%, năm 2020 tăng 3,04%, năm 2021 tăng 3,27%, năm 2022 tăng 3,38%). Đó là tốc độ tăng thuộc loại cao đối với nhóm ngành còn phục thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở một số vùng, một số ngành chủ yếu còn “lấy công làm lãi”. Năm 2023, nông, lâm nghiệp – thủy sản tiếp tục vai trò là “bệ đỡ” với kết quả về sản xuất, về tiêu thụ trong nước, về xuất khẩu, nhất là rau quả, gạo,...

Dịch vụ đạt tốc độ tăng 6,82%, cao hơn tốc độ chung và cao nhất trong ba nhóm ngành; trong đó một số ngành cụ thể còn tăng cao hơn (như: dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 8,82%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 12,79%; nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 12,03%; vận tải, kho bãi tăng 10,17%; bán buôn, bán lẻ tăng 8,32%...).

Công nghiệp – xây dựng tăng thấp nhất trong 3 nhóm ngành, chủ yếu do tổng cầu trong nước, quốc tế còn yếu, đơn hàng xuất khẩu còn thiếu,... nhưng tốc độ tăng đã có xu hướng cao lên qua các quý (quý 1 giảm 0,6%, quý 2 tăng 2,1%, quý 3 tăng 5,19%, quý 4 tăng 6,46%).

Thứ tư, xét theo sử dụng GDP, tỷ trọng đóng góp của các bộ phận vào tốc độ tăng GDP năm 2023 như sau (hình 4).

Bộ phận “cầu nội địa” là tích lũy tài sản chỉ tăng 4,09%, tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng 3,52%, đều thấp hơn tốc độ tăng GDP chung. Tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng GDP của xuất siêu hàng hóa, dịch vụ lớn thứ hai trong 3 bộ phận. Điều đó chứng tỏ “cầu nội địa” tăng, nhưng vẫn còn yếu và xuất siêu đã đóng góp khá vào tốc độ tăng trưởng GDP.

Những địa bàn có tốc độ tăng cao hơn chủ yếu dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Những địa bàn có quy mô GRDP lớn tuy tăng thấp, thậm chí còn bị giảm, nhưng có xu hướng tốc độ tăng cao lên hoặc đã thu hẹp tốc độ giảm qua các quý.

Thứ năm,GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá trung tâm năm 2023, đạt 4.284 USD, cao hơn năm trước (4.109 USD); nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương đạt khoảng 13.000 USD.

KỲ VỌNG 2024 TĂNG TỐC

Kỳ vọng tăng tốc xuất phát từ mục tiêu về kinh tế năm 2024 và mục tiêu của cả kế hoạch 5 năm (2021-2025) (bảng 1).

Tốc độ tăng GDP vẫn là mục tiêu hàng đầu của năm “tăng tốc”, khi năm “bản lề” đạt thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm này. Năm 2024, mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% vừa thể hiện quyết tâm của Chính phủ (vì cao hơn tốc độ tăng của năm 2023), vừa thể hiện sự cẩn trọng đối với các yếu tố còn bất định, khó lường trên thế giới, có thể còn khó khăn hơn năm 2023...

Bài liên quan
  • Dồn lực thúc tăng trưởng kinh tế
    Chỉ còn một quý cuối cùng để nỗ lực, làm sao đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2023 là bài toán đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Tăng trưởng kinh tế: Nhận diện 2023, kỳ vọng 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO