Nghiên cứu - Trao đổi

Con người có đủ sức mạnh để kiểm soát trí tuệ nhân tạo?

LTV 13:04 12/04/2024

Khi sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo thế hệ mới giúp các nhà công nghệ đương đầu với những thách thức phức tạp hơn, thì những kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, kiến thức kinh doanh cũng như khả năng lãnh đạo ngày càng trở thành những thứ cần phải có.

Những nền tảng ngôn ngữ cấp cao, tự động hóa, mã thấp và không mã cũng như môi trường lập trình tốt hơn đang dần giảm nhu cầu nhân viên CNTT phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, cấp thấp để họ có thể đảm nhận những thách thức đổi mới hơn. Với AI sáng tạo, xu hướng này đang tăng tốc đáng kể và các chuyên gia công nghệ sẽ phải nhanh chóng đa dạng hóa kỹ năng của mình để đi trước một bước.

Tuy nhiên, điều đó có thể sớm trở nên khó khăn vì các hệ thống AI dường như sẽ tăng gấp đôi công suất sau mỗi ba đến sáu tháng. Vì vậy, một lựa chọn khác dành cho các chuyên gia công nghệ và nhà quản lý là tập trung nhiều hơn vào kỹ năng con người.

Thật may mắn, trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) và kỹ năng giao tiếp là những thứ con người có thể thay đổi. Trên thực tế, mọi người thường đạt được trí tuệ cảm xúc theo tuổi tác, và trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả hơn, thu hút mọi người gắn kết hơn và biến tài năng thành hiệu quả hoạt động.

Khi AI tự động hóa các công việc thường ngày, giúp mọi người tập trung vào các hoạt động có giá trị cao đòi hỏi những phẩm chất đặc biệt của con người như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và khả năng sáng tạo.

Do vậy, ngoài nâng cao năng lực kỹ thuật, các chương trình đào tạo nhân lực phải tập trung hơn vào việc nâng cao các kỹ năng mềm và chuẩn bị cho tương lai, nơi con người có thể phát triển cùng với AI. Tuy nhiên cần nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là kỹ năng kỹ thuật sẽ trở nên kém quan trọng hơn.

Với sự tích hợp của AI vào mọi khía cạnh công việc, việc hiểu và tận dụng AI sẽ càng trở nên quan trọng hơn. Một sự kết hợp cân bằng sẽ trao quyền cho mọi người phát triển trong những vai trò con người và kỹ thuật của công việc, bổ sung và nâng cao lẫn nhau.

Con người là trên hết

Trong một cuộc khảo sát gần đây với gần 700 lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức khác đã phát hiện ra rằng kỹ năng quan trọng nhất của thời đại AI là tính chính trực (integrity), tiếp theo là tầm nhìn chiến lược, khả năng truyền cảm hứng cho người khác và động lực. Một báo cáo tháng 1 của Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng quốc gia cho thấy 90% nhà tuyển dụng đang tìm kiếm khả năng giải quyết vấn đề và gần 80% đang tìm kiếm kỹ năng làm việc nhóm.

Một công ty chuyên đào tạo công nghệ cũng nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các nhà phát triển về kỹ năng mềm. Theo báo cáo xu hướng công nghệ năm 2024 được công bố vào tháng 1, kỹ năng giao tiếp trong dự án đã tăng 23%, kỹ năng phát triển chuyên môn tăng 22% và kỹ năng quản lý dự án tăng 13%.

Theo một công ty tư vấn công nghệ thì kỹ năng mềm sẽ trở nên cực kỳ quan trọng, khác với quan niệm sai lầm cho rằng các nhà công nghệ có thể tồn tại chỉ dựa vào kỹ năng kỹ thuật.

Theo một nhà nghiên cứu, có một sự thật là các chuyên gia CNTT có thể tồn tại mà không có EQ (Emotional Quotient - khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người khác) và chỉ xuất hiện với “chiếc dép đế trấu và áo thun tồi tàn”. Hiện tượng này đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng nó sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Một công ty công nghệ và tư vấn với gần 1/4 triệu nhân viên và đã bắt đầu tìm kiếm thêm các kỹ năng mềm cho nhân viên của mình. Ở đây, người ta không chỉ kiểm tra kỹ năng kỹ thuật mà còn kiểm tra cách bạn giao tiếp trong một cuộc trò chuyện. Công ty đang chú trọng vào việc tư vấn và huấn luyện nhiều hơn cho đội ngũ nhân viên hiện có. Với quan điểm các vận động viên thành công, ngay cả khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, đều có huấn luyện viên thì tại sao các nhà lãnh đạo và quản lý không nên có huấn luyện viên? Đó là nơi học các kỹ năng mềm.

Và người quản lý và lãnh đạo đó phải cố vấn cho nhân viên của họ không phải mỗi năm một lần mà gần như hàng ngày, điều này giúp nâng cao giá trị của người quản lý.

Sự thay đổi đang diễn ra hiện nay là nhiều doanh nghiệp dành nhiều thời gian hơn cho kỹ năng mềm, chẳng hạn như các kỹ năng phi kỹ thuật, kỹ năng quản lý dự án.

Suy cho cùng, khi một dự án gặp phải vấn đề, việc phân tích nguyên nhân gốc rễ thường cho thấy vấn đề thực sự không nằm ở khâu kỹ thuật mà ở cách hiểu vấn đề, thiết kế, quản lý dự án. Một lợi ích của việc cải thiện năng suất đến từ thế hệ AI mới là giờ đây nhân viên có thể dành nhiều thời gian hơn để phát triển những kỹ năng này.

Từ nhanh đến phù hợp

Ngay cả các doanh nghiệp chỉ tập trung vào công nghệ cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm hơn từ nhân viên.

Một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật được quản lý với chỉ dưới 500 nhân viên, chủ yếu là nhà phát triển và nhà phân tích bảo mật. Công ty cho biết đang trong quá trình thực hiện nhiều thử nghiệm với thế hệ AI mới để xem làm thế nào nó có thể cải thiện dịch vụ và năng suất mà vẫn duy trì mức độ quản trị phù hợp.

Theo công ty, sử dụng AI để giúp các nhà phát triển làm việc hiệu quả hơn. Nhưng vấn đề không phải là giảm số lượng nhân viên, mà là để có thể đi nhanh hơn. Công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn về trí tuệ trong một thị trường đang phát triển nhanh.

Nhưng di nhanh hơn thôi là chưa đủ. Nếu thiếu kỹ năng lãnh đão, kỹ năng giao tiếp và mày mò tìm hiểu lý do tại sao mọi việc lại được thực hiện, thì những lợi ích về năng suất có thể dễ dàng bị lãng phí.

Theo ý kiến của một số lãnh đạo doanh nghiệp, 5 năm nữa, hồ sơ tuyển dụng kỹ sư sẽ hoàn toàn khác. Sẽ luôn có một số lĩnh vực chuyên môn mà ai đó chỉ tập trung vào công nghệ, đó sẽ là những lĩnh vực chuyên môn chứ không phải đại đa số kỹ sư cần có.

Tại một công ty gia công quy trình kinh doanh, tổng đội ngũ công nghệ có khoảng 700 người, trong đó 200 người đang phát triển và phần còn lại phụ trách hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, mạng và bảo mật - và mọi người đều quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng về AI.

Từ công nghệ đến kinh doanh

Một nhà phân tích cho biết, một chuyên gia công nghệ có kỹ năng phi kỹ thuật khác có thể muốn đầu tư vào là kiến thức về lĩnh vực và kinh doanh.

Những nhà phát triển giỏi sẽ luôn được tuyển dụng để xây dựng những thứ mà AI không thể làm được. Toàn bộ nền kinh tế đang chuyển sang sử dụng phần mềm, do đó sẽ có nhiều phần mềm được xây dựng hơn. Việc viết mã đúng chuẩn sẽ luôn cần thiết, nhưng tiêu chuẩn để trở thành một lập trình viên đủ tiêu chuẩn sẽ tăng lên và công việc sẽ thay đổi đáng kể.

Việc hiểu kinh doanh, nắm rõ hoạt động kinh doanh và tác động trong thế giới thực đến sản phẩm của bạn sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Sự thay đổi được nhận thấy trong các tổ chức là những người có xu hướng điều hành các dự án AI thường là những người kinh doanh hơn là những người làm kỹ thuật. Thay vì nhà khoa học dữ liệu, các dự án AI ngày càng cần những người hiểu được giá trị kinh doanh và có kiến thức về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể nói rằng công nghệ đang bị lùi lại phía sau, công nghệ đám mây đã chứng minh một số điều này rồi. Dữ liệu là một dịch vụ, phần mềm là một dịch vụ - điều đó bắt đầu cho thấy doanh nghiệp có thể không cần tất cả những người làm kỹ thuật này, mà có thể dựa vào bên thứ ba đáng tin cậy. Ở một mức độ nào đó, có thể coi các mô hình ngôn ngữ lớn chỉ là một dịch vụ, như dịch vụ phần mềm (SaaS).

Trước đây, các thế hệ AI và phân tích, dữ liệu lớn hoặc dữ liệu truyền trực tuyến đều được dẫn dắt bởi công nghệ. Tuy nhiên, điều khiến AI sáng tạo trở nên khác biệt là những người thúc đẩy chương trình về AI thường là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hơn là những nhà lãnh đạo kỹ thuật. Trên thực tế, giám đốc AI có thể đến từ phía doanh nghiệp cũng như từ phía CNTT.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Con người có đủ sức mạnh để kiểm soát trí tuệ nhân tạo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO