Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 10,08%, hướng gần đến mục tiêu cả năm là 15%. Ước tính, sẽ có thêm gần 670.000 tỉ đồng được bổ sung ra thị trường trong hai tháng cuối năm nay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng tín dụng là hàng loạt áp lực về thanh khoản và lãi suất huy động.
Kiểm soát tỷ giá và lạm phát khiến tăng trưởng cung tiền chậm hơn, gây áp lực lên lãi suất. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mới là điều quan trọng để lãi suất huy động thiết lập mặt bằng mới.
Ngân hàng Nhà nước có động thái tăng lãi suất trên thị trường mở trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn ở mức cao. Kịch bản tăng lãi suất tiếp tục được nhắc đến, nhưng thanh khoản thị trường được cho là vẫn ổn định và bình thường.
Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED xuất phát từ các nỗ lực kiềm chế lạm phát là yếu tố bất lợi cho sự phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh này, việc thực thi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ có thể chỉ mang lại hiệu quả hạn chế và nền kinh tế sẽ phải đánh đổi lớn hơn giữa lạm phát, tỉ giá và tăng trưởng.
Fed đã tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm bất chấp những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng. Động thái này nhấn mạnh cam kết giảm lạm phát của ngân hàng trung ương Mỹ.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ vừa thông báo về việc tăng lãi suất trong phiên họp đầu tiên của năm 2023, đồng thời phát đi tín hiệu về việc chưa dừng lại hoạt động này. Lãi suất tại Mỹ tăng liệu có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - tài chính thế giới và Việt Nam?
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên biên độ 4,5-4,75%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã củng cố chiến dịch chống lạm phát của họ với quyết định tăng lãi suất lần thứ bảy trong năm 2022 và báo hiệu sẽ có thêm các đợt tăng sau đó.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp ở mức 0,75 điểm phần trăm, cho rằng vẫn sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời cũng để ngỏ khả năng giảm mức tăng lãi suất trong những lần tới.
Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay liên tục tăng, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lúc ngành ngân hàng nên có sự chia sẻ với doanh nghiệp, nếu không vòng xoáy nợ xấu, khủng hoảng sẽ lặp lại.
Ngày 21/9 (rạng sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3-3,25%.
Sáng ngày 22/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trước việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ, các nước châu Âu và các nước khác.
Tỷ lệ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 17,3% so với kế hoạch cả năm hơn 400.000 tỷ đồng, các chuyên gia cho rằng, áp lực phát hành sẽ dồn về nửa cuối năm, có thể tác động lên lãi suất thị trường trái phiếu.
Trong trường hợp sức ép lạm phát từ bên ngoài quá lớn, giải pháp tốt nhất mà cơ quan điều hành trong nước có thể tính đến là linh hoạt để “câu giờ”. Theo đó có thể tăng lãi suất ở mức sao cho kỳ vọng lạm phát của nền kinh tế kéo về mức hợp lý...