Khó khăn và thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay
Phong Sơn (NHNN)|23/05/2023 09:17
Chính sách tiền tệ đã và đang phải gồng mình để hoàn thành sứ mệnh đa mục tiêu trước hàng loạt các thách thức bủa vây cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
Có thể nói, công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức; đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải rất linh hoạt, chủ động thích ứng, kịp thời tham mưu để đề xuất các giải pháp điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau khi chịu tác động nghiêm trọng và nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ưu tiên hàng đầu đã được luật hóa trong Luật NHNN là kiểm soát lạm phát. Theo đó, CSTT đã và đang phải gồng mình để hoàn thành sứ mệnh đa mục tiêu trước hàng loạt các thách thức bủa vây cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
Giảm lãi suất là một trong những chính sách quan trọng mà ngành Ngân hàng đã và đang triển khai quyết liệt với tinh thần đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm đối với người dân, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
1. Thách thức từ bên ngoài
Thứ nhất,năm 2020, kinh tế thế giới từ suy thoái sâu do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái lạm phát cao kỉ lục trong năm 2022, kéo theo đó là sự chuyển hướng chính sách từ nới lỏng để hỗ trợ kinh tế sang thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Sang năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; khó khăn, rủi ro gia tăng; các nền kinh tế phát triển là đối tác chiến lược về thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam đều tăng trưởng thấp đi kèm rủi ro suy thoái trong khi lạm phát vẫn neo ở mức cao; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu chậm lại. Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine là vấn đề bất ngờ phát sinh, làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng thách thức về an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu. Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Với quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam (tỉ lệ xuất khẩu/GDP gần 100%), bối cảnh môi trường quốc tế biến động là thách thức vô cùng lớn. Kinh tế thế giới sụt giảm1 khiến cầu nước ngoài giảm theo, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; và cuối cùng là tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và công tác điều hành CSTT nói riêng.
Thứ hai, lạm phát toàn cầu mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến ngân hàng trung ương (NHTW) các nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành cao và thậm chí có thể tăng; cộng hưởng với sự biến động khó lường trong giá hàng hóa thế giới đã gây khó khăn cho điều hành CSTT của NHNN, đặc biệt là trong việc kiểm soát lạm phát. Bối cảnh lãi suất thế giới vẫn tăng và neo ở mức cao, CSTT thắt chặt, diễn biến giá hàng hóa thế giới khó lường nhưng NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân; hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đây chính là lựa chọn chính sách khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống ngân hàng vừa phải hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Nhìn lại năm 2022, với áp lực bất ổn vĩ mô cũng như sức ép lạm phát thế giới rất cao, việc NHNN kiên định với mục tiêu kiểm soát là lựa chọn đúng đắn; các tổ chức quốc tế đánh giá cao thành công này của NHNN. Trong khi lạm phát tại nhiều quốc gia liên tục leo lên các mức kỉ lục thì lạm phát trong nước về cơ bản ổn định và được kiểm soát. Đóng góp vào thành công này là nỗ lực của Chính phủ, nhiều bộ, ngành nhưng trong đó có dấu ấn rõ nét đến từ công tác điều hành CSTT của NHNN.
Thứ ba,việc CSTT của các NHTW trên thế giới chuyển đột ngột từ môi trường lãi suất thấp sang lãi suất cao đã làm bộc lộ các điểm yếu của hệ thống tài chính - ngân hàng. Thị trường tài chính biến động mạnh, chỉ riêng trong tháng 3/2023, tại Mỹ đã có 03 ngân hàng tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động; tại châu Âu, ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse khiến người dân rút tiền ồ ạt, gây mất khả năng thanh khoản; thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tại nhiều quốc gia gặp khó khăn đã tác động lan tỏa đến tâm lí các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nền kinh tế trong đó có Việt Nam.
2. Thách thức từ các yếu tố bên trong
Chỉ trong chưa đầy 03 năm, kinh tế trong nước đã phải trải qua 03 giai đoạn chính. Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bắt đầu từ cuối năm 2020, đầu năm 2021 đến tháng 10/2021 - là giai đoạn triển khai nhiều biện pháp “chưa từng có tiền lệ”, thực hiện giãn cách xã hội, ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Tiếp theo là giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, trong đó từng bước mở cửa lại các ngành, lĩnh vực. Và hiện nay là giai đoạn phục hồi và thích ứng với bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu mới, đánh dấu từ việc nước ta chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới từ bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu.
Với việc trải qua nhiều giai đoạn kinh tế như vậy, các chính sách đòi hỏi cũng phải thích ứng, linh hoạt và phù hợp với bối cảnh tình hình mới, hạn chế tác động tiêu cực lên hoạt động kinh tế... CSTT của NHNN cũng không ngoại lệ. Từ việc triển khai hàng loạt các giải pháp chưa từng có để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong giai đoạn dịch bùng phát (trong đó, đáng chú ý là việc ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid - 19 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung) đến việc chuyển hướng sang thực hiện tăng lãi suất theo xu hướng và bối cảnh quốc tế chung để kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh cơ bản đã qua đi, nhưng hậu quả để lại đối với nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Do đó, việc chuyển hướng chính sách là rất khó để cân bằng hài hòa các mục tiêu, nhiều mục tiêu thì mâu thuẫn nhau. Như đã đề cập ở trên, NHNN vừa phải đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống ngân hàng vừa phải hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch; vừa phải giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam (do USD thế giới tăng giá kỉ lục trong năm 2022), trong khi vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất, thậm chí phải tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng và các biện pháp tháo gỡ khó khăn khác...
Trong bối cảnh đó, bước sang năm 2023, công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức để làm sao xử lí hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhất là trong điều kiện dư địa CSTT là tương đối hạn hẹp.
Thứ nhất, công tác kiểm soát lạm phát gặp thách thức mặc dù lạm phát trong nước có xu hướng chậm lại nhưng giá hàng hóa thế giới biến động phức tạp, lạm phát quốc tế vẫn ở mức cao. Một số chính sách hỗ trợ giá trong nước đã chấm dứt từ cuối năm 2022, giá các mặt hàng Nhà nước quản lí tiếp tục tăng theo lộ trình (tháng 5/2023 tăng giá điện) và việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 cũng gây ra sức ép đến lạm phát trong nước.
Thứ hai,với áp lực lạm phát như vậy, trong khi tình hình kinh tế hiện nay còn nhiều khó khăn, để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Quốc hội, mục tiêu giảm lãi suất gặp nhiều cản trở. Bởi lẽ, các NHTW lớn trên thế giới đang trong tiến trình thắt chặt CSTT, điều chỉnh tăng lãi suất và mức lãi suất này hiện vẫn neo ở mức cao. Để kiểm soát lạm phát trong năm 2022 và phù hợp với bối cảnh quốc tế chung, việc điều chỉnh tăng lãi suất chính sách năm 2022 đã làm gia tăng mặt bằng lãi suất. Do đó, để cân bằng và hài hòa được các mục tiêu là bài toàn vô cùng khó, đòi hỏi nghệ thuật điều hành của các nhà hoạch định chính sách.
Thứ ba, với tình hình huy động qua các kênh cung ứng vốn khác cho nền kinh tế đang gặp khó khăn (thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài...) như hiện nay, sức ép về vốn lại dồn lên vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu hồi phục kinh tế trong khi tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam ở mức cao so với các nước đang phát triển có điều kiện tương đồng. Do đó, việc nền kinh tế tập trung quá lớn vào vốn từ hệ thống ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự an toàn hệ thống, đã và đang tạo ra sức ép và rủi ro chênh lệch kì hạn, rủi ro thanh khoản cho các TCTD trong bối cảnh tín dụng trung dài hạn chiếm tỉ trọng cao trong khi huy động vốn của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn.
3. Điều hành CSTT linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả
Với bối cảnh có nhiều áp lực trong điều hành CSTT như vậy, nhưng trong hơn 04 tháng đầu năm 2023, CSTT đã được điều hành linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để chung tay, góp sức, chia sẻ và đồng hành cùng nền kinh tế khắc phục khó khăn, đạt được các mục tiêu vĩ mô đặt ra và được dư luận xã hội đánh giá cao. Một số kết quả chính có thể kể đến như: Việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở đã đảm bảo thanh khoản cho hệ thống TCTD trong trạng thái dư thừa; theo đó, lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh tạo điều kiện để TCTD có thêm dư địa giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế. Thanh khoản dư thừa, dư địa tăng trưởng tín dụng còn lớn, TCTD thuận lợi trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Tỉ giá về cơ bản ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp vào giá trị đồng Việt Nam. Việc NHNN mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối cũng góp phần đưa một lượng lớn tiền đồng ra nền kinh tế, tạo thanh khoản cho TCTD. Mặt bằng lãi suất sau khi tăng trong năm 2022 do áp lực trong và ngoài nước thì đến nay đã giảm so với cuối năm 2022 sau khi NHNN điều chỉnh giảm 02 lần liên tiếp lãi suất điều hành, vận động và khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Với việc giảm lãi suất cho vay này cho thấy xu hướng lãi suất sẽ giảm dần trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã khẩn trương ban hành 02 Thông tư để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế: (i) Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2024 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hành gặp khó khăn; (ii) Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Thống đốc NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
4. Một số yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
Như phân tích trên đây, bối cảnh kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế trong nước tiếp tục khó khăn, do đó đòi hỏi sự phối hợp và triển khai quyết liệt của các bộ ngành, địa phương để đạt được các mục tiêu đề ra. Theo đó, một số yêu cầu đặt ra đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới:
(i) Tiếp tục kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng.
(ii) Tình hình kinh tế thế giới dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, khó lường, do đó cần theo dõi sát, nắm bắt kịp thời các vấn đề mới, các điều chỉnh chính sách của các nước để có giải pháp điều hành chủ động, kịp thời, phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
(iii) Tiếp tục triển khai quyết liệt, kịp thời nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh theo chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; khai thác thúc đẩy tăng cầu nội địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
(iv) Đẩy mạnh các giải pháp để phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lí giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
1 Hầu hết các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới - WB; Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF) đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023.
NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...Vì vậy, nghiên cứu của Bộ GTVT đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù rất cụ thể, có ưu đãi để các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo những chuyên ngành riêng
Ông Jonathan London, chuyên gia kinh tế cao cấp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục, bao gồm cả giáo dục bậc cao, đóng vai trò trung tâm trong tái cấu trúc và tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tới.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, với tư duy mới, tầm nhìn mới, chúng ta tin tưởng Đảng và Nhà nước sớm tạo dựng nền thể chế bao trùm, xóa bỏ điểm nghẽn của điểm nghẽn về thể chế cho phát triển, thực hiện khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đều nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song theo nhiều đại biểu Quốc hội, vốn và công nghệ cần được tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo hơn.
Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy, nơi đâu tạo được cơ chế khiến vốn có thể chuyển nhượng được dễ dàng thì ở đó sẽ trở thành trung tâm tài chính, thành bộ não tính toán kinh tế của cả khu vực, thậm chí là thế giới. Mở cửa thị trường vốn sẽ giúp Chính phủ Việt Nam tập trung vào cải cách nền kinh tế theo hướng tự do, duy trì kỳ vọng liên tục về sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Khi đó dòng vốn nước ngoài khổng lồ sẽ tự chảy đến và ở lại Việt Nam, và chúng ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng”, ông Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội (MASSEI), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025…
Lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) ở ASEAN đã chứng tỏ sự kiên cường với tổng vốn huy động ở 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực chỉ giảm nhẹ trong 3 quí đầu của năm 2024. Điều này trái ngược với bức tranh ảm đạm trên toàn cầu khi vốn chảy vào fintech giảm đến 28% trong cùng kỳ.
(KTSG Online) - Kết nối từ bên ngoài mạng nội bộ vào hệ thống online banking của ngân hàng để quản trị chỉ được thực hiện trong trường hợp không thể kết nối từ mạng nội bộ, phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có phương án quản lý truy cập an toàn.
Mỹ đang không ngừng gia tăng sức ép lên các ngành công nghệ cao của Trung Quốc bằng các biện pháp hạn chế đầu tư và xuất khẩu. Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung được dự báo sẽ tiếp tục nóng.
Quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...Vì vậy, nghiên cứu của Bộ GTVT đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù rất cụ thể, có ưu đãi để các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo những chuyên ngành riêng
Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy, nơi đâu tạo được cơ chế khiến vốn có thể chuyển nhượng được dễ dàng thì ở đó sẽ trở thành trung tâm tài chính, thành bộ não tính toán kinh tế của cả khu vực, thậm chí là thế giới. Mở cửa thị trường vốn sẽ giúp Chính phủ Việt Nam tập trung vào cải cách nền kinh tế theo hướng tự do, duy trì kỳ vọng liên tục về sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Khi đó dòng vốn nước ngoài khổng lồ sẽ tự chảy đến và ở lại Việt Nam, và chúng ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng”, ông Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội (MASSEI), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Ông Jonathan London, chuyên gia kinh tế cao cấp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục, bao gồm cả giáo dục bậc cao, đóng vai trò trung tâm trong tái cấu trúc và tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tới.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, với tư duy mới, tầm nhìn mới, chúng ta tin tưởng Đảng và Nhà nước sớm tạo dựng nền thể chế bao trùm, xóa bỏ điểm nghẽn của điểm nghẽn về thể chế cho phát triển, thực hiện khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đều nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song theo nhiều đại biểu Quốc hội, vốn và công nghệ cần được tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo hơn.
Khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới tiếp tục tăng, các báo cáo về lợi ích kinh doanh đang dần xuất hiện. Nhưng cũng thấy nhiều trường hợp công nghệ thực sự có thể tạo ra nhiều công việc hơn là tiết kiệm.
Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cảnh báo, những “cơn gió ngược” có thể thổi tới Việt Nam, đặc biệt là hàng rào thuế quan và diễn biến khó lường của USD. Trong bối cảnh này, giữ được ổn định tỷ giá sẽ là yếu tố tiên quyết để bảo vệ ổn định vĩ mô.
Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 10,08%, hướng gần đến mục tiêu cả năm là 15%. Ước tính, sẽ có thêm gần 670.000 tỉ đồng được bổ sung ra thị trường trong hai tháng cuối năm nay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng tín dụng là hàng loạt áp lực về thanh khoản và lãi suất huy động.
Việt Nam đứng thứ hai ở Đông Nam Á sau Singapore về số lượng startup chuyên mảng trí tuệ nhân tạo (startup AI). Thế nhưng, 765 startup AI và ML (máy học) tại Việt Nam gọi vốn được 47,3 triệu đô la trong chín tháng đầu năm 2024, theo dữ liệu của PitchBook Data Inc. Tức là trời sinh quá nhiều voi, nhưng cỏ mọc quá thưa, bởi nếu chia đều mỗi startup nhận được trung bình gần 62.000 đô la trong chín tháng qua.
Kết quả báo cáo tài chính quí 3-2024 của các ngân hàng niêm yết cho thấy nhu cầu tín dụng cá nhân của một số ngân hàng đã bắt đầu phục hồi. NIM (chênh lệch giữa thu nhập lãi và tiền lãi phải trả) của hệ thống ngân hàng đã bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy, dù vẫn còn phân hóa giữa các nhóm ngân hàng khác nhau, và được kỳ vọng sẽ có thể quay trở lại xu hướng tăng trong những quí tiếp theo...
Sau thập niên bùng nổ, nhiều ví điện tử nếu không biến mất thì cũng đang tìm cách thoát hỏi chiếc áo hẹp, kiếm thêm động lực tăng trưởng mới khi thị trường thanh toán đang ngày một cũ kỹ.
Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
Trí tuệ nhân tạo và máy học đang cải thiện an ninh mạng, giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn ngừa các mối đe dọa trên không gian mạng tốt hơn. Nhưng chúng cũng giúp các tác nhân đe dọa phát động các cuộc tấn công lớn hơn, phức tạp hơn