Không tô hồng, nhưng đủ tin tưởng rằng, nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ lướt qua những “cơn gió ngược” một cách vững vàng để hy vọng có thể hạ cánh mềm.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 là một nan đề, nhưng cũng có thể là động lực cho những xoay chuyển mang tính cải cách, đột phá của cả nền kinh tế.
Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ở kỳ họp vừa qua, nhiều lần từ “khó khăn” được lặp lại; hay những cụm từ khác thường nghe gần đây khi nói đến kinh tế trong và ngoài nước là “suy thoái”, “niềm tin lung lay”…
Theo tiến sỹ Lê Thị Thùy Vân, để kiểm soát lạm phát, cần tăng cường theo dõi và đánh giá những biến động chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư để có các các kịch bản, phương án ứng phó kịp thời.
Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương” mới công bố, IMF đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong “bức tranh xám màu”, với mức tăng trưởng dự báo đạt 7%, đứng đầu nhóm ASEAN-5.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định gia tăng liên quan đến nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt... cho thấy cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách.
Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á của Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố ngày 11/10 dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đạt 7%, đứng đầu nhóm ASEAN-5. Tăng trưởng của cả châu Á dự kiến là 4% trong năm 2022.