Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024

Trâm Anh| 09/01/2024 09:05

Kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ ưu tiên trong trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong bàn tròn tuần này, gi lại ý kiến của cơ quan quản lý, các chuyên gia về dự báo diễn biến thị trường, giá cả năm 2024 và những đề xuất để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4-4,5%. Thành quả ổn định lạm phát năm 2023 và nhiều năm qua củng cố niềm tin của người dân, cùng kinh nghiệm trong điều hành giá, phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ tạo đà cho việc giữ ổn định lạm phát năm 2024...

Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 1
Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 2

“Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập khẩu lạm phát trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên, vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, rủi ro tỷ giá. Cùng với đó, áp lực từ việc lùi thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng Nhà nước quản lý cũng sẽ đặt ra các thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế cũng có tác động nhất định lên mặt bằng giá cả.

Trước áp lực lạm phát gia tăng, để chủ động ứng phó với những thách thức lạm phát trong năm 2023, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giúp kiềm chế lạm phát. Trong tổng hòa các giải pháp, chính sách tiền tệ giữ vai trò chủ đạo.

Quan sát diễn biến ở Việt Nam trong hai năm qua, giới phân tích quốc tế đánh giá cao Việt Nam kiểm soát lạm phát, tỷ giá thành công, tăng trưởng cao vào loại hàng đầu thế giới. Điều hành ngược chiều với chính sách tiền tệ của một số quốc gia trên thế giới, ít ngân hàng trung ương trên thế giới phải cáng đáng đa mục tiêu như ở Việt Nam, từ lạm phát, tỷ giá, tín dụng đến cả an sinh xã hội. Dù vậy, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ tỷ giá được phát huy tốt, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần kiểm soát lạm phát. Công tác điều hành giá trong năm 2023 có sự chủ động về dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản, cùng việc tăng cường sự phối hợp, đây là yếu tố then chốt giúp việc kiểm soát lạm phát”.

Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 3

“Ngược với xu hướng thế giới, năm 2023, chỉ số lạm phát Việt Nam đạt mục tiêu nhưng vẫn thấy xu hướng tăng dù tổng cầu giảm, vì vậy cần lưu ý khi điều hành năm tới. Trong năm 2024, xét các yếu tố khách quan về thị trường, với mặt hàng lương thực, thực phẩm, giá gạo có thể tăng hoặc ổn định, bởi lo ngại an ninh lương thực, thu mua lương thực, hàng hóa để tăng dự trữ quốc gia. Nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu nguyên, vật liệu nên ảnh hưởng đến đầu vào một số ngành sản xuất trong nước như thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng.

Trong nhóm này, giá thịt lợn trong năm 2023 có xu hướng giảm vì dịch bệnh, đây là mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Sang năm 2024, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn cung thịt lợn vẫn đảm bảo nhưng đòi hỏi sự quản lý nhà nước và kiểm soát tốt dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng như cuối năm 2019: giá thịt lợn tăng cao do bán tháo, tiêu hủy lớn và không kịp phục hồi, tái đàn.

Trong năm 2024, giá xăng dầu được đánh giá ổn định nhưng đây là một yếu tố rất khó lường bởi biến động chính trị, nếu tiếp tục đứt gãy vận chuyển, giá dầu có thể sẽ là một ẩn số.

Bên cạnh đó, một yếu tố có thể tăng áp lực là những mặt hàng do Nhà nước điều chỉnh theo lộ trình do suốt 3 năm qua, để hỗ trợ kinh tế, người dân, nhiều mặt hàng được Nhà nước giữ bình ổn và chậm lộ trình tăng giá. Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đánh giá Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và trình Chính phủ sửa đổi dự kiến trong năm 2024, khung giá dịch vụ giáo dục có thể giữ ổn định hoặc điều chỉnh với khu vực ngoài công lập, đây là yếu tố có thể tác động lên CPI năm 2024.

Dịch vụ y tế điều chỉnh khá muộn cuối năm 2023; giá điện điều chỉnh lần 2 vào cuối năm 2023, chưa phải cao điểm nên năm 2024 sẽ chịu ảnh hưởng. Việc điều chỉnh giá điện tiếp hay không sẽ phụ thuộc vào sự tính toán của Bộ Công Thương, EVN và sự phối hợp của Bộ Tài chính.

Tôi cho rằng CPI của năm 2024 sẽ xoay quanh 4% do cộng hưởng từ yếu tố thị trường và quản lý nhà nước. Cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ diễn ra trong tháng 1/2024 để xây dựng kịch bản điều hành giá sát thực tiễn”.

Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 4

“Mục tiêu CPI bình quân đề ra cho năm 2024 đặt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao theo kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 đề ra từ 6,5-7%; đồng thời, duy trì mức độ tăng trưởng GDP cao trong khu vực ASEAN, khu vực châu Á và trên thế giới nhằm duy trì sức hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc triển khai mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và kiểm soát mức tăng CPI bình quân từ 4-4,5% trong năm 2024 là vấn đề cấp bách trong năm 2024.

Trên cơ sở tiếp cận kinh tế vĩ mô và phân tích bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới và trong nước, dự báo CPI bình quân quý 1/2024 và quý 2/2024 tiếp tục được duy trì trong khoảng 3,2-3,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Thứ nhất, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều thuận lợi cho duy trì CPI bình quân của Việt Nam. Tình hình lạm phát thấp ở Trung Quốc tiếp tục diễn ra, dự báo 0,5% năm 2024, quốc gia này cung cấp chủ yếu đầu vào sản xuất của Việt Nam nên rủi ro nhập khẩu theo lạm phát là thấp. Tình hình lạm phát tại các nền kinh tế lớn trên thế giới, đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam được kiểm soát. Theo đó, Mỹ lạm phát 3,1% năm 2023 đang hướng tới mục tiêu 2%; EU lạm phát mức 2,9% năm 2023 và đang hướng tới mục tiêu 2%, nên rủi ro gây ra lạm phát từ xuất khẩu là thấp.

Sự biến động giá một số nguyên liệu, năng lượng chính như xăng, dầu trong năm 2023 khá ổn định và có xu hướng được duy trì trong hai quý đầu năm 2024, trừ trường hợp có biến động mạnh về địa chính trị làm tăng giá đột biến. Bên cạnh đó, vẫn có một số rủi ro tiềm tàng từ bên ngoài như: sự bất ổn an ninh trên Biển Đỏ dẫn tới giá cước vận tải quốc tế tăng cao; cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine lan rộng; chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế lớn có thể được nới lỏng…

Thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước tác động đến tăng CPI bình quân trong hai quý đầu năm 2024. Chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì theo hướng chính sách tài khóa lỏng, kết hợp chính sách tiền tệ lỏng trên cơ sở bệ đỡ của dự trữ ngoại hối, nguồn thu ngân sách, thặng dư cán cân thương mại, thu hút và thực hiện giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng, dòng tiền gửi người dân vào ngân hàng thương mại tiếp tục tăng cao trong bối cảnh hạ lãi suất huy động được duy trì và diễn ra ở hầu hết các ngân hàng thương mại”.

Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 5

“Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió và thách thức của kinh tế thế giới: kinh tế thế giới đối mặt nhiều cơn “gió ngược”, thị trường hàng hóa thế giới năm 2023 có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.

Việt Nam vượt khó thành công trong tất cả các lĩnh vực và là điểm sáng trên trường quốc tế về tốc độ tăng trưởng kinh tế, bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khoảng 2-3%, còn chúng ta tăng trưởng trên 5% và duy trì tốc độ tăng trưởng cao sang năm 2024. Trong khi đó, rất nhiều các tổ chức quốc tế đưa ra hàng loạt các dự báo kinh tế toàn cầu cực kỳ ảm đạm trong năm 2024 và tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả thế giới dự kiến khoảng 2,5-2,9%.

Năm 2024, dự báo tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Mặc dù kinh tế toàn cầu có thể bình thường hơn trong năm mới so với 3 năm trước nhưng nhiều khả năng vẫn đang tìm kiếm sự cân bằng, đó là sự cân đối, cân bằng giữa lãi suất, tiền lương và giá cả so với mức trước đại dịch Covid-19. Bối cảnh có thể nghiêng về phương án trao quyền cho người tiêu dùng với lạm phát vừa phải, tăng trưởng kinh tế thực ổn định.

Đối với Việt Nam, dự báo về biến động giá cả, chỉ số CPI dự kiến năm 2024 dao động khoảng 3,5-4%, không có biến động lớn, bởi tiền trong dân không còn nhiều, dù kích cầu tiêu dùng, giảm thuế, kích cầu đầu tư, kích cầu xuất khẩu nhưng mức độ chi tiêu trong nền kinh tế không cao và đặc biệt, các doanh nghiệp cũng kêu than, khó lòng vực dậy”.

Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 6

VnEconomy 08/01/2024 15:00

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 02-2024 phát hành ngày 08-1-2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024 - Ảnh 7

Bài liên quan
  • Kinh tế vẫn khó khăn, tăng trưởng khó cao như kỳ vọng
    Đã có những tín hiệu khả quan hơn trong bức tranh kinh tế tháng 9 như sản xuất công nghiệp quý 3 phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu dương trở lại,… song, với những bất định của nền kinh tế, tăng trưởng những quý tới sẽ không cao như kỳ vọng...

(0) Bình luận
Nổi bật Tin tức IDS
Đừng bỏ lỡ
Dự báo kịch bản lạm phát năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO