Trong nền kinh tế số, nhiều mô hình kinh doanh mới sẽ ra đời, tồn tại song song để cạnh tranh, hỗ trợ hoặc thậm chí xóa sổ những mô hình kinh doanh truyền thống, dựa trên những ưu thế về chi phí, hiệu quả, hiệu lực và trải nghiệm khách hàng vượt trội nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).
Một trong số đó là các ngân hàng số (NHS) với phương thức cung cấp các dịch vụ NH chi phí rẻ và thời gian ngắn, cạnh tranh sòng phẳng với các NH truyền thống. Đó cũng là động lực thúc đẩy đổi mới trong toàn bộ hệ thống tài chính.
Xu thế tất yếu của NHS
Một số quốc gia đã luật hóa khái niệm NHS. Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: NHS là tổ chức được cấp phép cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NH như nhận tiền gửi, cho vay, đầu tư thông qua các nền tảng số. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa NHS và NH truyền thống là cùng các sản phẩm, dịch vụ tài chính đó, NH truyền thống thực hiện cung cấp thông qua các kênh truyền thống như các đại lý, tư vấn, giao dịch viên hay tổng đài, còn NHS thực hiện hoàn toàn trên nền tảng số.
NHS có 4 đặc điểm nổi bật: (1) Cấu trúc số khi mọi hoạt động chính của NHS được thực hiện trên các nền tảng số; (2) Vận hành trên nền tảng thông tin với dữ liệu là nguồn lực đầu vào quan trọng nhất; (3) NH chủ động đưa ra các giải pháp về tài chính cho khách hàng dựa trên tình hình tài chính của khách hàng, nhờ công nghệ internet vạn vật (Internet of things), dữ liệu lớn (Big data) hay trí tuệ nhân tạo (AI); (4) Khách hàng là trung tâm khi biến NHS trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của khách hàng.
NHS có vai trò mang dịch vụ tài chính tới những khu vực khách hàng không đủ điều kiện hoặc không có khả năng tiếp cận với các NH truyền thống, khi khoảng cách địa lý đã bị xóa bỏ và với việc mạng internet hầu như đã phủ sóng khắp nơi. NHS thúc đẩy sự phát triển của ngành NH trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ và sự xuất hiện đầy thách thức của các công ty fintech.
Kinh tế số đã được Đảng ta nhận thức là vấn đề mang tính cốt lõi, đem đến cả cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế, đã quyết tâm đưa kinh tế số Việt Nam trở thành động lực tăng trưởng. NHS có thể được hiểu là sự giao thoa của fintech và NH.
NH và Fintech tương lai sẽ không còn là đối thủ mà là đối tác khi chuyển sang NH số.
Khi đứng trên quan điểm vận hành, NHS có thể coi là fintech cung cấp các sản phẩm NH. Còn đứng trên quan điểm sản phẩm, NHS hoạt động trên nền tảng số. Do đó, NHS có thể là hệ quả của sự mở rộng của một fintech hay một NH đang hoạt động, hoặc cũng có thể xuất hiện độc lập.
NHS bổ sung các sản phẩm, dịch vụ tài chính của fintech
NHS có thể phát triển lên từ các NH truyền thống đang thống trị ngành NH toàn cầu với khối tài sản khổng lồ và nền tảng khách hàng rộng lớn. Còn mô hình NHS xuất phát từ fintech được thành lập từ sự mở rộng của các fintech, hay nói cách khác các fintech được phép cung cấp các dịch vụ, sản phẩm NH.
Ở hầu hết quốc gia, các fintech xuất hiện đầu tiên ở lĩnh vực tài chính như thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ ví điện tử… Nhưng khi càng có nhiều fintech xuất hiện, các fintech buộc phải chuyển hướng kinh doanh sang những lĩnh vực khác có tiềm năng hơn, là cung ứng dịch vụ NH, chủ yếu cho các đối tượng khó tiếp cận với các dịch vụ NH truyền thống.
Các NHS được xây dựng bởi các fintech có lợi thế về công nghệ và đội ngũ nhân viên trình độ cao, có kinh nghiệm trong vận hành các dịch vụ tài chính trên nền tảng số. Trên môi trường số, công ty fintech có thể phát triển những sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ sẵn có không tốn quá nhiều chi phí.
Các công ty fintech còn có ưu thế hơn ở khả năng bảo mật thông tin khách hàng, sức kháng cự tốt hơn đối với các cuộc tấn công mạng, khiến niềm tin vào tính an toàn của nó trong mắt khách hàng được nâng cao.
Điểm khác biệt nhất của NHS xuất phát từ fintech, là việc hoạt động trong hệ sinh thái công nghệ do các fintech thiết lập. Đây chính là bằng chứng về hiệu quả của hiệu ứng mạng lưới trong kinh tế số. Các fintech không hoạt động đơn lẻ hay giới hạn trong vài sản phẩm nhất định, mà luôn tìm cách tăng độ bao phủ tới nhiều sản phẩm dịch vụ nhất.
Thí dụ, ví Momo cung cấp các giải pháp chuyển tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ, nạp thẻ điện thoại, xổ số, quyên góp từ thiện… Dịch vụ NH được tích hợp sẽ trở thành một phần của hệ sinh thái, hiện diện trong việc tăng cường bán chéo sản phẩm giữa các cấu phần của hệ sinh thái, đem lại sự tiện lợi chung cho khách hàng khi sử dụng một mạng lưới ứng dụng trên cùng nền tảng duy nhất.
NHS sẽ đem lại giải pháp bổ sung cho các dịch vụ tài chính fintech đang cung cấp, nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, NH từ đầu tới cuối cho khách hàng.
Cần khung khổ pháp lý cho hoạt động NHS
Để phát triển mô hình NHS ở Việt Nam, rất cần một khung khổ pháp lý làm cơ sở pháp lý cho hoạt động NHS. Đó có thể là việc cấp giấy phép hoạt động NHS vào cơ chế thử nghiệm sandbox để có những kết quả bước đầu phục vụ triển khai trong thực tế.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật NHNN và Luật Các TCTD quy định rõ các hoạt động NH trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý của NHNN, những dịch vụ các TCTD được phép thực hiện trong từng thời kỳ, và cơ chế giám sát đảm bảo an toàn hệ thống với những giao dịch trên nền tảng số.
Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, để tạo tiền đề cho các hoạt động cho vay hoàn toàn trên nền tảng số và các thủ tục pháp lý liên quan. Ban hành quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc thực hiện truy cập, xử lý và lưu trữ thông tin cá nhân đối với hoạt động của NHS.
Bên cạnh đó, sớm xây dựng được quy tắc chia sẻ dữ liệu khách hàng để xác định được những dữ liệu có thể chia sẻ, dữ liệu không thể chia sẻ và những dữ liệu cần sự đồng ý của khách hàng để chia sẻ, hướng tới NH mở (Open Banking) trong dài hạn.
Đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời ban hành cơ chế cho các NH, tổ chức, doanh nghiệp chia sẻ, tiếp cận dữ liệu, phát triển hệ sinh thái người dùng.
Từ đó làm cơ sở phát triển định danh điện tử đối với công dân, tiến tới định danh trực tuyến theo nguyên tắc phân quyền truy cập theo chức năng quản lý nhà nước, để từng bước số hóa giao dịch điện tử của người dân, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư toàn diện nhất.
Mô hình NHS khá khả thi đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, từ việc mở rộng hoạt động của fintech sang lĩnh vực NH và thành lập NHS (neo-bank) nằm trong hệ sinh thái công nghệ của mình.
Mô hình NHS khá khả thi đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, từ việc mở rộng hoạt động của fintech sang lĩnh vực NH và thành lập NHS (neo-bank) nằm trong hệ sinh thái công nghệ của mình.
Sự phát triển gần đây trong lĩnh vực CNTT đã trao quyền cho khách hàng và dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong hành vi của khách hàng được thúc đẩy bởi những cư dân số (Palfrey & Gasser, 2016), gây ảnh hưởng đến các mô hình kinh doanh hiện có và dẫn đến những kỳ vọng khác nhau của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa khép lại với dấu ấn lịch sử khi thông qua khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước đến nay, gồm 34 luật, bộ luật và 14 nghị quyết quy phạm pháp luật. Các quyết sách mới không chỉ mang tính đột phá về thể chế, tổ chức bộ máy, mà còn tác động sâu rộng, trực tiếp đến đời sống người dân và doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, kỳ vọng sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc, khơi thông nguồn lực, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.
Sau khi sáp nhập, các địa phương (tỉnh, xã), có rất nhiều việc phải làm, trong đó, cần ưu tiên làm ngay một số việc phải làm để đảm bảo sự ổn định, hiệu quả quản lý và quyền lợi của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, ổn định bộ máy hành chính, rà soát nhân sự, thống nhất quy hoạch, đồng bộ hạ tầng và dịch vụ công là những nhiệm vụ cấp bách.
Sáp nhập các địa phương là cuộc cách mạng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng từng vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra thách thức về khả năng thực thi chính sách, yêu cầu bộ máy quản lý phải đổi mới, nâng cao năng lực để đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển trên quy mô lớn hơn, đa dạng hơn.
Thị trường CNTT đang hướng đến đâu? Từ AI đến diện toán biên! Đây là tóm tắt về những xu hướng thay đổi gần đây về các dịch vụ CNTT, chiến lược, triển khai và đầu tư.
Trí tuệ nhân tạo đã làm gián đoạn kế hoạch CNTT của doanh nghiệp. Nhưng nhu cầu cung cấp giá trị kinh doanh nhanh chóng, điều hướng rủi ro địa chính trị và bảo vệ tương lai cũng đang định hình lại tư duy của lãnh đạo về CNTT.
Sau khi sáp nhập, các địa phương (tỉnh, xã), có rất nhiều việc phải làm, trong đó, cần ưu tiên làm ngay một số việc phải làm để đảm bảo sự ổn định, hiệu quả quản lý và quyền lợi của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, ổn định bộ máy hành chính, rà soát nhân sự, thống nhất quy hoạch, đồng bộ hạ tầng và dịch vụ công là những nhiệm vụ cấp bách.
Ngành viễn thông toàn cầu đang trải qua hành trình chuyển đổi từ năm 2025, được định hình bởi các yêu cầu chiến lược và cơ hội đổi mới. Quỹ đạo của ngành được đánh dấu bằng việc tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học máy tính như một yếu tố thúc đẩy hiệu quả và khả năng thích ứng...
Sáp nhập các địa phương là cuộc cách mạng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng từng vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra thách thức về khả năng thực thi chính sách, yêu cầu bộ máy quản lý phải đổi mới, nâng cao năng lực để đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển trên quy mô lớn hơn, đa dạng hơn.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng công ty công nghệ tài chính (fintech) mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế. Thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng, cho vay trực tuyến, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn.
Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa khép lại với dấu ấn lịch sử khi thông qua khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước đến nay, gồm 34 luật, bộ luật và 14 nghị quyết quy phạm pháp luật. Các quyết sách mới không chỉ mang tính đột phá về thể chế, tổ chức bộ máy, mà còn tác động sâu rộng, trực tiếp đến đời sống người dân và doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, kỳ vọng sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc, khơi thông nguồn lực, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.
Để hiểu rõ hơn về vai trò và tầm nhìn chiến lược của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, đã dành cho Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy một cuộc trao đổi...
Thị trường CNTT đang hướng đến đâu? Từ AI đến diện toán biên! Đây là tóm tắt về những xu hướng thay đổi gần đây về các dịch vụ CNTT, chiến lược, triển khai và đầu tư.
Trí tuệ nhân tạo đã làm gián đoạn kế hoạch CNTT của doanh nghiệp. Nhưng nhu cầu cung cấp giá trị kinh doanh nhanh chóng, điều hướng rủi ro địa chính trị và bảo vệ tương lai cũng đang định hình lại tư duy của lãnh đạo về CNTT.
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự "diễn đàn của các nhà tiên phong" WEF Thiên Tân 2025 và làm việc tại Trung Quốc đã khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam "nghĩ lớn, hành động lớn, cải cách lớn" và góp phần thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước cho một kỷ nguyên mới.
Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP.HCM và thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở thống nhất về hoạt động, quản lý, giám sát; có định hướng phát triển sản phẩm riêng biệt, phát huy thế mạnh của từng Thành phố.
Việc tiếp cận tài chính sẽ không còn đơn thuần là việc cấp tài khoản ngân hàng. Thay vào đó là việc cho phép người dùng tương tác liền mạch với toàn bộ các dịch vụ tài chính…
Khảo sát của AmCham cho thấy thuế quan đang là mối quan ngại hàng đầu của các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam khi 36% cho biết họ “vô cùng lo ngại” và 41% “tương đối lo ngại” về vấn đề này.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Foxconn Industrial Internet (FII) Brand Cheng cho biết sẵn sàng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cho Việt Nam, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI, sản xuất xanh, phát triển bền vững…
Luật Khoa học, công nghệ (sửa đổi) và đổi mới sáng tạo đã xác lập nguyên tắc chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, gắn với các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp và giao Chính phủ quy định tiêu chí xác định rủi ro được chấp nhận, quy trình đánh giá việc tuân thủ quy trình, quy định...
Ngày 25/6/2025 – Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) và Trung tâm liên kết FPT-Swinburne (Swinburne Việt Nam) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tăng cường phối hợp trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số (Fintech) và chuyển đổi số tại Việt Nam.
Việt Nam có nguồn nhân tài công nghệ nổi bật trong khu vực, nhưng các nhà sáng lập đôi khi quá tập trung vào những gì AI có thể làm mà bỏ qua nhu cầu thực tế của người dùng...