Quan hệ đối tác Ấn Độ - Mỹ thúc đẩy chuỗi cung ứng chip toàn cầu

Tin tức - Ngày đăng : 11:46, 21/03/2023

Ấn Độ và Mỹ đặt mục tiêu hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt nhằm khắc phục tình trạng hỗn loạn do sự gián đoạn địa chính trị.

Vào đầu tháng 3 vừa qua, Ấn Độ và Mỹ đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn, mà theo đó các nhà phân tích coi là cơ hội để cả hai quốc gia giảm sự phụ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc.

Ấn Độ đang cố gắng nổi lên như một giải pháp cạnh tranh thay thế cho Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn trong bối cảnh cuộc chiến chip ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Công ty nghiên cứu Forrester cho biết rằng bên bản ghi nhớ thiết lập một cơ chế hợp tác cho khả năng phục hồi và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chất bán dẫn theo quan điểm của US CHIPS and ScienceIndia Semiconductor Mission (ISM).

ISM là sáng kiến của chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Ấn Độ, và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái sản xuất chất bán dẫn và màn hình của Ấn Độ.

Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất bán dẫn quan trọng

Mặc dù không có các công ty sản xuất chất bán dẫn bản địa, Ấn Độ đã tập trung vào việc thu hút các nhà sản xuất chip toàn cầu thành lập các cơ sở tại quốc gia này. Vào tháng 12 năm 2021, Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch trị giá 10 tỷ USD nhằm khuyến khích thu hút đầu tư cho sản xuất chất bán dẫn và sản xuất màn hình, đồng thời trở thành nhân tố chính trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Ngành công nghiệp bán dẫn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp đối với nguyên liệu thô như tấm silicon, hóa chất và khí. Sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu do đại dịch và căng thẳng địa chính trị đã góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn, ảnh hưởng đến các sản phẩm từ máy chủ và PC đến sản xuất ô tô.

Do đó, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang tìm cách cách giải quyết sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, phần lớn kết quả phụ thuộc quá mức vào một số quốc gia về chip. Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc hiện là những nhà sản xuất lớn trong lĩnh vực chip.

Với việc Hoa Kỳ ngày càng lo lắng về sức mạnh địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc, một phần dựa vào năng lực sản xuất của nước này, chính quyền của TT Joe Biden đã ban hành các hạn chế sâu rộng đối với việc xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc.

Điều này đã khiến Ấn Độ trở thành một điểm tiềm năng hấp dẫn để phát triển công nghệ chip và có thể là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Công ty nghiên cứu Gartner cho biết biên bản ghi nhớ (MoU) giữa Mỹ và Ấn Độ báo hiệu rằng Mỹ coi Ấn Độ là đối tác tương lai trong việc xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt.

Tuy nhiên, theo Gartner, khi xem xét toàn bộ quá trình sản xuất chíp, bao gồm sản xuất silicon; thiết kế chip; chế tạo đế silicon; lắp ráp bao gồm kiểm tra và đóng gói; nguyên liệu thô bao gồm hóa chất và EDA (tự động hóa thiết kế điện tử), thì mục tiêu của Ấn Độ sẽ gặp không ít trở ngại.

Hiểu được nhu cầu cạnh tranh trong một lĩnh vực quan trọng như chất bán dẫn, Ấn Độ đang nỗ lực tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt cùng với các quốc gia khác.

Vào tháng 9 năm 2022, Liên minh Quad - bao gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc - đã hợp tác để đảm bảo chuỗi cung ứng về chất bán dẫn và công nghệ viễn thông 5G trong một động thái nhằm giảm bớt ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Nếu thành công, Ấn Độ có thể là một phần của chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, nơi có khoảng 75% thị phần do Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản nắm giữ. Điều này giúp cân bằng thị phần sản xuất chip trong khu vực cho tương lai, ứng phó tốt hơn trước bất kỳ cuộc khủng hoảng hậu cần hoặc địa chính trị nào, như những gì đã xảy ra trong đại dịch.

Gartnet cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay đối với Ấn Độ là ra mắt nhà máy thương mại đầu tiên của mình.

Trong tháng 3 này, Bộ trưởng CNTT Ấn Độ cho biết nước này chuẩn bị công bố cơ sở chế tạo chất bán dẫn đầu tiên của mình, lựa chọn đề xuất từ một trong ba nhà thầu quốc tế: liên doanh Vedanta-Foxconn, Hiệp hội bán dẫn quốc tế (ISMC) và Singapore. Liên doanh IGSS.

Ấn Độ có thể trở thành nhà sản xuất chip quan trọng trong 3-4 năm tới

Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng Ấn Độ có tiềm năng trở thành một quốc gia sản xuất trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 năm, do nước này có nguồn lực dồi dào và đang chú trọng phát triển kỹ năng.

Do cả Ấn Độ và Mỹ đang tập trung vào việc xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn quốc gia có khả năng phục hồi, Biên bản ghi nhớ giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ giúp cả hai nước giải quyết các rào cản pháp lý đối với hoạt động kinh doanh và điều động nhân lực ở cả hai quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chiến lược dài hạn của các hệ sinh thái chất bán dẫn đa dạng.

Biên bản ghi nhớ không chỉ được kỳ vọng sẽ dẫn đến sự hợp tác lớn hơn trong phát triển công nghệ giữa Mỹ và Ấn Độ mà còn có khả năng thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực bán dẫn. Sự hợp tác cũng cho thấy Mỹ hy vọng sẽ có nhiều quan hệ đối tác hơn với các chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc để xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn do Mỹ dẫn đầu.

LTV