Một số rào cản trong cho vay tài trợ phát triển công nghệ xanh
Nghiên cứu - Trao đổi - Ngày đăng : 09:17, 21/12/2022
Khu vực tài chính có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, sẽ khó có thể thúc đẩy việc phân bổ lại các nguồn lực cần thiết nếu thiếu hoạch định chính sách môi trường thích hợp trong nền kinh tế thực. Những kỳ vọng không thực tế có thể làm suy yếu sự ổn định tài chính và làm hỏng quá trình chuyển đổi xanh.
Xanh hóa nền kinh tế - giảm lượng khí thải carbon để giảm rủi ro vật chất liên quan đến hiểm họa khí hậu, đòi hỏi phải phân bổ lại các nguồn lực từ các ngành công nghiệp nâu sử dụng nhiều khí thải, hướng tới các hoạt động xanh. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán này, lĩnh vực tài chính phải đối mặt với một số vấn đề tương tự như trong nền kinh tế thực (Claudio Borio et al., 2022). Ví dụ, phân bổ chi phí giữa thế hệ hiện tại và tương lai (các thế hệ tương lai sẽ nhận được lợi ích, trong khi chi phí rơi vào các công dân hiện tại), và trong xã hội thì những bộ phận dân cư dễ bị tổn thương nhất sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chi phí gia tăng do giá năng lượng tăng cao. Điều này đã làm suy yếu các động lực thúc đẩy “xanh hóa” nền kinh tế.
Sự đóng góp của thị trường tài chính vào quá trình chuyển đổi xanh trong nền kinh tế cũng được đánh giá là còn hạn chế, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy tài chính xanh có tác động đến giá trị tài sản và dòng vốn cho vay của ngân hàng, nhưng không có bằng chứng thuyết phục qua kết quả thực tế. Ví dụ, bộ tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance) thường phản ánh các hành động đã công bố về giảm lượng khí thải carbon của các doanh nghiệp, chứ không phải là các biện pháp mà họ thực hiện; mặt khác, phí bảo hiểm rủi ro giao dịch của các công cụ nợ tăng không đáng kể khi lượng khí thải carbon của doanh nghiệp phát hành tăng lên (Beatrice Weder di Mauro, 2021).
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ảnh hưởng của thị trường tài chính đối với sự phát triển của công nghệ xanh là do thiếu chính sách khuyến khích các nhà đầu tư và người cho vay đầu tư vào các công nghệ có khả năng sinh lời thể hiện ở cơ cấu danh mục đầu tư hiện có của họ (Hans Degryse et al., 2022). Công nghệ xanh có ảnh hưởng lớn đến vị thế của các doanh nghiệp nâu, làm giảm giá trị các khoản đầu tư trước đó. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến quan điểm ủng hộ việc thành lập các tổ chức tài chính chuyên biệt.
Chính sách an toàn vi mô có thể giải quyết vấn đề khuyến khích tài trợ các công nghệ xanh
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Các “ngoại tác”
Dữ liệu lý thuyết và phân tích mô hình thực nghiệm cho thấy, việc áp dụng các công nghệ xanh của một doanh nghiệp mới gây ra các ngoại tác tiêu cực cho một doanh nghiệp nâu đang hoạt động trên thị trường. Một nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việc cung cấp vốn cho một doanh nghiệp xanh nếu khoản thu từ lợi nhuận đủ bù đắp cho những khoản lỗ vì sự sụt giảm giá trị hoặc là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nâu, nếu không, nhà đầu tư sẽ từ chối đầu tư vào một dự án mới, ngay cả khi nó có lãi.
Trong môi trường cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cho một doanh nghiệp xanh phụ thuộc vào cách phân bổ “rủi ro ngoại tác” nêu trên giữa các danh mục của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp nâu đang hoạt động trong nền kinh tế. Nếu rủi ro không như nhau (ví dụ, tỷ trọng các danh mục đầu tư của các doanh nghiệp nâu khác nhau), thì chỉ cần một doanh nghiệp xanh có đủ lợi nhuận để bù đắp cho các khoản lỗ của danh mục đầu tư có tỷ trọng tài trợ nâu nhỏ nhất là đủ. Hơn nữa, lúc đó các nhà đầu tư khác cũng sẽ được khuyến khích đầu tư vào doanh nghiệp xanh, vì họ có ít cơ hội hơn để tránh những tác động của sự phát triển công nghệ xanh đối với danh mục đầu tư nâu của họ.
Do đó, tỷ trọng công nghệ nâu trong các danh mục đầu tư tài chính càng lớn thì hệ thống tài chính càng có ít động lực để hỗ trợ phát triển hoặc phân phối công nghệ xanh mới. Tuy nhiên, sự hiện diện của các nhà đầu tư ít hoặc không bị tác động bởi các ngoại tác của công nghệ mới sẽ kích hoạt cung tín dụng của toàn hệ thống.
Mô hình thực nghiệm cũng cho phép mô tả các phương thức tài trợ vốn trên các thị trường thứ cấp có thanh khoản thấp, như nợ doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng hoặc cổ phiếu trong các danh mục đầu tư của các quỹ, như quỹ mạo hiểm. Với cơ hội chứng khoán hóa, các nhà đầu tư có thể loại bỏ các tài sản có khả năng “xấu đi” vì công nghệ mới trên bảng cân đối kế toán với chi phí không đáng kể. Ngoài ra, mô hình dựa trên giả định rằng nhà đầu tư biết được danh mục đầu tư của những người khác - tiền đề này trên thực tế có thể được thỏa mãn bằng yêu cầu công khai những thông tin liên quan đến các bài kiểm tra sức chịu đựng khí hậu (Ольга Волкова, 2022).
Các đối thủ cạnh tranh xanh
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dự báo của họ dựa trên dữ liệu về các khoản vay do các ngân hàng Bỉ cung cấp. Lưu ý rằng, các ngân hàng dễ đối mặt với các rủi ro gắn với quá trình chuyển đổi xanh: Trong năm 2016, vốn tài trợ của các ngân hàng cho các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở EU chiếm 43% tổng vốn tài trợ. Đồng thời, nền kinh tế Bỉ chủ yếu dựa vào tài trợ của ngân hàng; và cấu trúc của hệ thống ngân hàng tương đối đồng nhất.
Doanh nghiệp xanh có thể phân thành hai loại: (i) Các doanh nghiệp đổi mới, phát triển các công nghệ xanh; và (ii) Các doanh nghiệp phân phối, thúc đẩy ứng dụng những công nghệ này. Dựa trên dữ liệu từ các doanh nghiệp Bỉ giai đoạn 2008 - 2018, các nhà nghiên cứu đã kết luận, các doanh nghiệp xanh, bao gồm cả doanh nghiệp đổi mới và nhà phân phối - đều tạo ra ngoại tác tiêu cực đối với các doanh nghiệp nâu. Ví dụ, sự gia nhập của một đối thủ cạnh tranh xanh vào thị trường sản phẩm của một doanh nghiệp nâu làm giảm doanh số bán hàng cho các hộ gia đình xuống 6,7% và cho các công ty là 2,2%. Nếu các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực công nghệ, thì những đổi mới xanh của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng khả năng sụt giảm giá trị tài sản của các doanh nghiệp nâu (Hans Degryse et al., 2022).
Tất cả những rủi ro này đều được các ngân hàng tính đến. Ví dụ, việc mở rộng sự hiện diện của các doanh nghiệp xanh trên thị trường của một doanh nghiệp nâu dẫn đến việc xem xét lại chỉ báo về xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp đó. Điều này cũng sẽ gây rủi ro đáng kể trong tổng danh mục cho vay của ngân hàng.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, xác suất nhận được khoản vay ngân hàng của một doanh nghiệp đổi mới xanh giảm khoảng 4,4 điểm phần trăm (1 điểm phần trăm đối với nhà phân phối công nghệ) nếu hoạt động của họ làm xấu danh mục tài sản của mỗi ngân hàng một độ lệch chuẩn. Tuy nhiên, ngân hàng có tỷ trọng khách hàng vay là các doanh nghiệp nâu nhỏ nhất sẽ cho các doanh nghiệp xanh vay vốn với xác suất trung bình là 8,4 điểm phần trăm, cao hơn bất kỳ ngân hàng nào trong hệ thống. Điều này có thể thay đổi căn bản tình hình, bởi vì các ngân hàng như vậy sẽ góp phần loại bỏ rào cản đối với sự đột phá về công nghệ. Sự sẵn sàng tham gia của những người cho vay như vậy sẽ khuyến khích cung tín dụng từ toàn bộ hệ thống - bao gồm cả các tổ chức tín dụng có danh mục đầu tư bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ mới (Ольга Волкова, 2022).
Những kết quả này chỉ ra rằng, việc thành lập các trung gian tài chính với các ưu đãi không bị bóp méo bởi cấu trúc của danh mục đầu tư có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp xanh có khả năng sinh lời, bất chấp những ngoại tác tiêu cực mà chúng có thể gây ra cho các doanh nghiệp và các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, các sáng kiến “ngân hàng xanh công” như Ngân hàng Đầu tư Xanh của Vương quốc Anh hoặc Ngân hàng Xanh New York có thể là chìa khóa để loại bỏ các rào cản gia nhập ngành đối với các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả năng lượng.
Ngoài ra, chính sách an toàn vi mô có thể giải quyết vấn đề khuyến khích tài trợ các công nghệ xanh. Ví dụ, điều chỉnh trọng số rủi ro đối với tài sản xanh và nâu (giảm đối với tài sản xanh và tăng đối với tài sản nâu), điều chỉnh các yêu cầu dự trữ hoặc chính sách thuế theo hướng "xử phạt" việc sử dụng các tài sản dễ bị tác động bởi các ngoại tác tiêu cực do ứng dụng các công nghệ xanh.
1Trong phạm vi bài viết, doanh nghiệp nâu, một thuật ngữ mang tính tương đối, được hiểu là doanh nghiệp không tham gia vào các hoạt động xanh, trái ngược với doanh nghiệp xanh, là doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xanh (quản lý chất thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn).
Tài liệu tham khảo
1. Beatrice Weder di Mauro (2021). Combatting climate change: A CEPR collection, 2021, CEPR Press.
2. Claudio Borio, Stijin Claessens, Nikola Tarashev (2022). “Finance and climate change risk: Managing expectations. https://cepr.org/voxeu/columns/finance-and-climate-change-risk-managing-expectations (truy cập ngày 06/10/2022).
3. Degryse Hans., Roukny T., Tielens J., (2022). DP17507 Asset Overhang and Technological Change. CEPR Press Discussion Paper No 17507. https://cepr.org/publications/dp17507 (truy cậpngày 06/10/2022).
4. Ольга Волкова (2022). Зеленые технологии и банки: проблема стимула. https://econs.online/articles/ekonomika/zelenye-tekhnologii-i-banki-problema-stimula/ (truy cậpngày 24/11/2022).
Nhật Trung
Trường Đại học Hòa Bình
Dữ liệu lý thuyết và phân tích mô hình thực nghiệm cho thấy, việc áp dụng các công nghệ xanh của một doanh nghiệp mới gây ra các ngoại tác tiêu cực cho một doanh nghiệp nâu đang hoạt động trên thị trường. Một nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việc cung cấp vốn cho một doanh nghiệp xanh nếu khoản thu từ lợi nhuận đủ bù đắp cho những khoản lỗ vì sự sụt giảm giá trị hoặc là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nâu, nếu không, nhà đầu tư sẽ từ chối đầu tư vào một dự án mới, ngay cả khi nó có lãi.
Trong môi trường cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cho một doanh nghiệp xanh phụ thuộc vào cách phân bổ “rủi ro ngoại tác” nêu trên giữa các danh mục của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp nâu đang hoạt động trong nền kinh tế. Nếu rủi ro không như nhau (ví dụ, tỷ trọng các danh mục đầu tư của các doanh nghiệp nâu khác nhau), thì chỉ cần một doanh nghiệp xanh có đủ lợi nhuận để bù đắp cho các khoản lỗ của danh mục đầu tư có tỷ trọng tài trợ nâu nhỏ nhất là đủ. Hơn nữa, lúc đó các nhà đầu tư khác cũng sẽ được khuyến khích đầu tư vào doanh nghiệp xanh, vì họ có ít cơ hội hơn để tránh những tác động của sự phát triển công nghệ xanh đối với danh mục đầu tư nâu của họ.
Do đó, tỷ trọng công nghệ nâu trong các danh mục đầu tư tài chính càng lớn thì hệ thống tài chính càng có ít động lực để hỗ trợ phát triển hoặc phân phối công nghệ xanh mới. Tuy nhiên, sự hiện diện của các nhà đầu tư ít hoặc không bị tác động bởi các ngoại tác của công nghệ mới sẽ kích hoạt cung tín dụng của toàn hệ thống.
Mô hình thực nghiệm cũng cho phép mô tả các phương thức tài trợ vốn trên các thị trường thứ cấp có thanh khoản thấp, như nợ doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng hoặc cổ phiếu trong các danh mục đầu tư của các quỹ, như quỹ mạo hiểm. Với cơ hội chứng khoán hóa, các nhà đầu tư có thể loại bỏ các tài sản có khả năng “xấu đi” vì công nghệ mới trên bảng cân đối kế toán với chi phí không đáng kể. Ngoài ra, mô hình dựa trên giả định rằng nhà đầu tư biết được danh mục đầu tư của những người khác - tiền đề này trên thực tế có thể được thỏa mãn bằng yêu cầu công khai những thông tin liên quan đến các bài kiểm tra sức chịu đựng khí hậu (Ольга Волкова, 2022).
Các đối thủ cạnh tranh xanh
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dự báo của họ dựa trên dữ liệu về các khoản vay do các ngân hàng Bỉ cung cấp. Lưu ý rằng, các ngân hàng dễ đối mặt với các rủi ro gắn với quá trình chuyển đổi xanh: Trong năm 2016, vốn tài trợ của các ngân hàng cho các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở EU chiếm 43% tổng vốn tài trợ. Đồng thời, nền kinh tế Bỉ chủ yếu dựa vào tài trợ của ngân hàng; và cấu trúc của hệ thống ngân hàng tương đối đồng nhất.
Doanh nghiệp xanh có thể phân thành hai loại: (i) Các doanh nghiệp đổi mới, phát triển các công nghệ xanh; và (ii) Các doanh nghiệp phân phối, thúc đẩy ứng dụng những công nghệ này. Dựa trên dữ liệu từ các doanh nghiệp Bỉ giai đoạn 2008 - 2018, các nhà nghiên cứu đã kết luận, các doanh nghiệp xanh, bao gồm cả doanh nghiệp đổi mới và nhà phân phối - đều tạo ra ngoại tác tiêu cực đối với các doanh nghiệp nâu. Ví dụ, sự gia nhập của một đối thủ cạnh tranh xanh vào thị trường sản phẩm của một doanh nghiệp nâu làm giảm doanh số bán hàng cho các hộ gia đình xuống 6,7% và cho các công ty là 2,2%. Nếu các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực công nghệ, thì những đổi mới xanh của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng khả năng sụt giảm giá trị tài sản của các doanh nghiệp nâu (Hans Degryse et al., 2022).
Tất cả những rủi ro này đều được các ngân hàng tính đến. Ví dụ, việc mở rộng sự hiện diện của các doanh nghiệp xanh trên thị trường của một doanh nghiệp nâu dẫn đến việc xem xét lại chỉ báo về xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp đó. Điều này cũng sẽ gây rủi ro đáng kể trong tổng danh mục cho vay của ngân hàng.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, xác suất nhận được khoản vay ngân hàng của một doanh nghiệp đổi mới xanh giảm khoảng 4,4 điểm phần trăm (1 điểm phần trăm đối với nhà phân phối công nghệ) nếu hoạt động của họ làm xấu danh mục tài sản của mỗi ngân hàng một độ lệch chuẩn. Tuy nhiên, ngân hàng có tỷ trọng khách hàng vay là các doanh nghiệp nâu nhỏ nhất sẽ cho các doanh nghiệp xanh vay vốn với xác suất trung bình là 8,4 điểm phần trăm, cao hơn bất kỳ ngân hàng nào trong hệ thống. Điều này có thể thay đổi căn bản tình hình, bởi vì các ngân hàng như vậy sẽ góp phần loại bỏ rào cản đối với sự đột phá về công nghệ. Sự sẵn sàng tham gia của những người cho vay như vậy sẽ khuyến khích cung tín dụng từ toàn bộ hệ thống - bao gồm cả các tổ chức tín dụng có danh mục đầu tư bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ mới (Ольга Волкова, 2022).
Những kết quả này chỉ ra rằng, việc thành lập các trung gian tài chính với các ưu đãi không bị bóp méo bởi cấu trúc của danh mục đầu tư có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp xanh có khả năng sinh lời, bất chấp những ngoại tác tiêu cực mà chúng có thể gây ra cho các doanh nghiệp và các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, các sáng kiến “ngân hàng xanh công” như Ngân hàng Đầu tư Xanh của Vương quốc Anh hoặc Ngân hàng Xanh New York có thể là chìa khóa để loại bỏ các rào cản gia nhập ngành đối với các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả năng lượng.
Ngoài ra, chính sách an toàn vi mô có thể giải quyết vấn đề khuyến khích tài trợ các công nghệ xanh. Ví dụ, điều chỉnh trọng số rủi ro đối với tài sản xanh và nâu (giảm đối với tài sản xanh và tăng đối với tài sản nâu), điều chỉnh các yêu cầu dự trữ hoặc chính sách thuế theo hướng "xử phạt" việc sử dụng các tài sản dễ bị tác động bởi các ngoại tác tiêu cực do ứng dụng các công nghệ xanh.
1Trong phạm vi bài viết, doanh nghiệp nâu, một thuật ngữ mang tính tương đối, được hiểu là doanh nghiệp không tham gia vào các hoạt động xanh, trái ngược với doanh nghiệp xanh, là doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xanh (quản lý chất thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn).
Tài liệu tham khảo
1. Beatrice Weder di Mauro (2021). Combatting climate change: A CEPR collection, 2021, CEPR Press.
2. Claudio Borio, Stijin Claessens, Nikola Tarashev (2022). “Finance and climate change risk: Managing expectations. https://cepr.org/voxeu/columns/finance-and-climate-change-risk-managing-expectations (truy cập ngày 06/10/2022).
3. Degryse Hans., Roukny T., Tielens J., (2022). DP17507 Asset Overhang and Technological Change. CEPR Press Discussion Paper No 17507. https://cepr.org/publications/dp17507 (truy cậpngày 06/10/2022).
4. Ольга Волкова (2022). Зеленые технологии и банки: проблема стимула. https://econs.online/articles/ekonomika/zelenye-tekhnologii-i-banki-problema-stimula/ (truy cậpngày 24/11/2022).
Nhật Trung
Trường Đại học Hòa Bình