Những công nghệ được cường điệu quá mức trong CNTT
Tin tức - Ngày đăng : 09:34, 16/12/2022
Nhiều CIO khẳng định: Không có công nghệ vì lợi ích của công nghệ.
Tuy nhiên, họ và những người đam mê công nghệ khác vẫn say mê với công cụ mới nhất hoặc phấn khích trước bước nhảy trong đổi mới kỹ thuật số. Bị cuốn theo tin đồn, họ có thể thuyết phục bản thân rằng đề xuất giá trị của một công nghệ được thổi phồng sẽ không phù hợp với tổ chức.
Thế giới công nghệ đang bùng nổ với những công nghệ mới có tiềm năng thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và học tập. Nhưng thực tế đã cho thấy có những thứ đến một cách ồn ào rồi lặng lẽ biến đi.
Những người thận trọng và không dễ cuốn theo hứa hẹn thì nhìn nhận từng công nghệ theo đúng bản chất của nó, bao gồm cả cạm bẫy và nhược điểm tiềm tàng cùng với tiềm năng hứa hẹn của nó. Nói cách khác, lãnh đạo CNTT có tầm chiến lược biết cách tách giấc mơ khỏi thực tế.
Cùng quan điểm, các CIO chia sẻ với đồng nghiệp của họ về những công nghệ mà họ cho là đã được thổi phồng, và suy nghĩ của họ về cách đặt kỳ vọng phù hợp cho từng công nghệ. Đây là những gì họ nói về công nghệ được cường điệu hóa nhiều nhất trong CNTT hiện nay.
1. Vũ trụ ảo
Bất chấp sự phấn khích, nhiều CIO gọi metaverse (vụ trụ ảo) là công nghệ được cường điệu hóa nhiều nhất. Các CIO nói rằng những người đam mê metaverse, bao gồm cả nhà cung cấp đã tạo ra cảm giác rằng công nghệ này sẽ đưa tất cả chúng ta sống trong một lĩnh vực kỹ thuật số mới. Nhưng hầu hết không mua nó.
Metaverse có thể trở nên tuyệt vời không? Có thể. Nhưng nhiều thứ khác phải thay đổi để điều đó trở nên hiện thực. Nhiều công nghệ liên quan khác như thực tế mở rộng (XR), thực tế ảo (VR), và thực tế tăng cường (AR)… cũng có ứng dụng tuyệt vời, nhưng chúng không thay đổi cách chúng ta sống.
Không chỉ CIO hoài nghi về metaverse. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy rằng phần lớn người Mỹ không thực sự quan tâm nhiều đến công nghệ. Khoảng 60% nói rằng họ không quen thuộc với toàn bộ khái niệm metaverse và trong số những người biết, 35% sợ nó hơn là không, 14% hào hứng hơn và 50% thì không.
2. Blockchain
Công nghệ blockchain, hay còn gọi là chuỗi khối, là một cơ chế cơ sở dữ liệu cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Theo các CIO, blockchain cũng được nói đến quá nhiều, hơn mức cần thiết. Cần lưu ý rằng công nghệ này đã không thể biến đổi hoặc thậm chí không hữu ích như mong đợi trong gần một thập kỷ sử dụng.
Ban đầu, thuật ngữ “blockchain” nghe khá hay và nhanh chóng trở thành một từ thông dụng thu hút sự quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tổ chức đã gặp khó khăn trong việc xác định các trường hợp sử dụng hữu hình của blockchain hoặc sổ cái phân tán như nó còn được biết đến.
Nghiên cứu của Gartner cho thấy blockchain ít được đón nhận nhiệt tình. Bblockchain đã bắt đầu cách mạng hóa các cách thức kinh doanh, nhưng ngay cả CIO cũng không hoàn toàn tham gia, chứ chưa nói đến phần còn lại của ban lãnh đạo điều hành đội. Nghiên cứu của Gartner từ năm 2016 đến năm 2021 cho thấy, trung bình, 45% CIO đã nói rằng tổ chức của họ không quan tâm đến blockchain.
Tuy nhiên, Gartner nhận định blockchain vẫn được chấp nhận và dự đoán rằng nó sẽ phát huy tiềm năng của nó.
3. Công nghệ Web3 nói chung
Web3, hay Web 3.0, là một ứng dụng khác của công nghệ blockchain. Nó được coi là tầm nhìn về tương lai của Internet, nơi mọi người hoạt động chủ yếu ẩn danh trên các nền tảng phi tập trung, thay vì phụ thuộc vào Google, Facebook, Twitter …
Bằng cách ghi nhật ký hoạt động của người dùng trên blockchain, Web3 giúp người dùng chia sẻ dữ liệu của họ trên môi trường mạng và giao tiếp giữa các trang web bằng một tài khoản duy nhất. Web3 cải thiện quyền riêng tư, cải thiện tính minh bạch, loại bỏ trung gian.
Nhưng các CIO cho rằng Web3 được thổi phồng quá mức mặc dù thừa nhận tiềm năng của công nghệ Web3 là rất lớn. Thực tế là là một số tổ chức đang vội vàng triển khai Web3 mà chưa thấy có trường hợp sử dụng hiệu quả.
- Đám mây và các giải pháp dựa trên đám mây
Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đẩy nhanh việc áp dụng đám mây (cloud), đặc biệt là kể từ khi đại dịch bùng phát, chiến lược và các giải pháp của nó thường chứng minh giá trị của chúng. Nhưng một số CIO coi đám mây là công nghệ được cường điệu quá mức. Nguyên nhân? Thực tế là cả bộ phận CNTT của doanh nghiệp và nhà sản xuất phần mềm chỉ thực hiện việc dịch chuyển lên đám mây nhưng không hiện đại hóa theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa. Do đó, các bộ phận CNTT không nhận thấy bất kỳ lợi ích nào do đám mây mang lại, trong khi các đối tác và nhà cung cấp thực hiện dịch chuyển đó không mang lại bất kỳ hiệu suất cải thiện như đã hứa cho khách hàng của họ.
Các giải pháp nâng cấp và chuyển từ trung tâm dữ liệu sang đám mây đã không tận dụng được những lợi ích thực sự do đám mây mang lại. Việc chuyển sang giải pháp đám mây đã gặp phải những vấn đề rắc rối, không thể mở rộng tương tự như trong trung tâm dữ liệu của mình.
5. Trí tuệ nhân tạo
Báo cáo trong năm 2021 qua khảo sát gần 1.000 giám đốc điều hành về suy nghĩ của họ về AI và nhận thấy rằng 74% tin rằng “việc sử dụng AI để hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay là cường điệu hơn là thực tế”.
Một số CIO đã chia sẻ quan điểm đó.
Nhiều nhà lãnh đạo công nghệ không phủ nhận rằng AI là một công nghệ mạnh mẽ. Tuy nhiên, AI đòi hỏi rất nhiều tài nguyên, bao gồm lượng dữ liệu lớn để đào tạo nó và các chuyên gia dữ liệu để quản lý nó. Việc triển khai AI tốn nhiều thời gian và là một công việc phức tạp, và cuối cùng, nó vẫn dựa trên sự khớp mẫu.
Thuật ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng thường bị lạm dụng như một cách để tiếp thị các ứng dụng và công nghệ nhằm phóng đại khả năng của chúng.
6. Nền tảng cộng tác
Khi nhiều tổ chức chuyển sang hình thức làm việc từ xa do đại dịch và đưa ra những phương án hỗ trợ, trong đó là việc triển khai nhiều công cụ cộng tác để giúp nhân viên hoàn thành công việc của mình.
Cần lưu ý rằng mặc dù một số công cụ đã có trước đại dịch, nhưng nhiều công cụ khác đã được triển khai trong vài năm qua để hỗ trợ các mô hình làm việc từ xa và kết hợp. Mục đích của các công cụ cộng tác là giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, gắn kết hơn, hoàn thành công việc tốt hơn. Nhưng thực tế chúng hầu như hoạt động không hiệu quả hơn.
Điều đó có thể không gây ngạc nhiên, với tốc độ áp dụng đã diễn ra trong vài năm qua. Theo khảo sát của Gartner, gần 80% nhân viên đang sử dụng các công cụ cộng tác cho công việc vào năm 2021, tăng từ 50% vào năm 2019 (mức tăng 44%). Việc sử dụng các công cụ lưu trữ/chia sẻ và nhắn tin di động theo thời gian thực cũng tăng lần lượt là 74% và 80%.
Tương tự như những kỳ vọng xung quanh công nghệ được thổi phồng khác, kỳ vọng thị trường dành cho các công cụ cộng tác sẽ trưởng thành và cùng với đó là mang lại trải nghiệm và kết quả tổng thể tốt hơn.