8 khái niệm kinh doanh mà nhà lãnh đạo nên làm chủ
Nghiên cứu - Trao đổi - Ngày đăng : 14:36, 05/10/2022
Tất nhiên, những nguyên tắc quản lý cơ bản và kỹ năng điều hành lâu dài vẫn không đổi. Nhưng cũng có những chủ đề nổi lên thống trị dựa trên xu hướng thực tế ngày nay.
Với điểm đó, các nhà phân tích, chuyên gia tư vấn của tạp chí CIO nói về các khái niệm kinh doanh phải có ngày nay. Đây là những gì chúng ta cần biết.
Động lực dẫn dắt cốt lõi
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những yếu tố riêng tác động đến hiệu quả kinh doanh của họ, như quy trình vận hành, nguồn tài nguyên bên trong và bên ngoài… Những yếu tố này, và cách chúng tương tác với nhau đều nằm trong tầm của động lực dẫn dắt cốt lõi (business driver).
Một giám đốc điều hành, hoặc có thể là giám đốc CNTT phải hiểu rõ về cách mà tổ chức của họ vận hành và kinh doanh. Nhưng những biến động trong vài năm qua, nhất là sau đại dịch đã cho thấy sự cần thiết phải nắm bắt những gì thúc đẩy doanh nghiệp và cách họ làm.
Khi hiểu sâu sắc điều này, nhóm công nghệ có thể hợp tác tốt hơn với nhóm kinh doanh để tạo ra và thực hiện các giải pháp công nghệ, không chỉ cải thiện trên sản phẩm dịch vụ của mình, mà còn tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng. Điều này quan trọng hơn bao giờ hết bởi vai trò của công nghệ trong việc tạo ra giá trị lớn hơn bao giờ hết.
Giá động
Cuộc khảo sát Giám đốc điều hành của Gartner năm 2021 cho thấy lợi nhuận bền vững là yếu tố hàng đầu thu hút sự chú ý của doanh nghiệp. Là một phần trong đó, các CEO đang nói về giá cả động (dynamic price) - là cách mà doanh nghiệp sẽ tính phí cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để có thể thay đổi nhanh chóng dựa trên các điều kiện và cân nhắc thị trường khác nhau.
Mỗi doanh nghiệp đều có một số hình thức sản phẩm dịch vụ cần đến mô hình định giá. Trong nhiều trường hợp, những mức giá đó có thể khá ổn định. Nhưng một trong những thách thức hiện nay, khi người tiêu dùng có nhiều ảnh hưởng và khả năng truy cập của họ vào thông tin cạnh tranh, thì việc điều chỉnh giá, vào lúc nào, bao lâu và nhanh như thế nào trở nên rất cần thiết. Khái niệm về giá động là điều mà các CEO thấy quan trọng để duy trì lợi nhuận. Và khi lãnh đạo đã nhận ra thì trách nhiệm tiếp theo sẽ được gán cho công nghệ.
Để ra được quyết định về giá phải xử lý rất nhiều dữ liệu. Sự phức tạp của nó đòi hỏi phải có những giải pháp công nghệ, đội ngũ nhân lực và nguồn lực phù hợp.
Tài chính - thị trường tài chính
Trong nhiều năm nay, các lãnh đạo doanh nghiệp, kể cả CIO đều biết rằng họ phải hiểu cách doanh nghiệp của họ kiếm tiền, nói bằng ngôn ngữ kinh doanh và tính toán giá trị bằng USD. Nhưng giờ đây, lãnh đạo nên tích lũy kiến thức rộng hơn về tài chính, thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu.
Đây là một điều quan trọng để hiểu cách vận hành của nền tài chính thế giới cũng như hoạt động kinh doanh của nó, và bạn sẽ hiểu cách chúng tác động đến các vấn đề khác, cho dù đó là giá động hay ROI.
Luật bảo mật dữ liệu cá nhân
Mặc dù không phải trở thành luật sư, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của các luật định liên quan đến thông tin cá nhân. Tuy là đây là vấn đề pháp lý thuần túy, nhưng với tư cách là lãnh đạo, bạn không thể không quan tâm đến vấn đề dữ liệu cá nhân tại các quốc gia nơi bạn kinh doanh.
Sự phức tạp của ngày hôm nay, lấy dữ liệu từ phương tiện truyền thông, mạng xã hội, cũng như các luồng thông tin nội bộ, nơi và cách thức dữ liệu được lưu trữ, cách bạn sử dụng nó, chuyển dữ liệu xuyên biên giới, có nghĩa là trong một cú nhấp chuột, danh tiếng của doanh nghiệp có thể được đặt vào nguy cơ.
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành một số luật liên quan đến thông tin cá nhân như Luật Giao dịch điện tử năm; Luật Thương mại năm và Luật TMĐT. Tuy nhiên các điều luật này vẫn chưa đáp ứng dược nhu cầu thực tế dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.
Do vậy, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) đã nghiên cứu và đề xuất ban hành luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó bao gồm những quy định về dữ liệu cá nhân, xử lý dữ liệu cá nhân, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân...
Môi trường địa chính trị
Lãnh đạo thời nay nhất thiết phải nắm bắt mạnh mẽ hơn về cảnh quan địa chính trị và cách mà các sự kiện thế giới, quyết định chính trị và các hành động liên quan có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Với sự thay đổi động lực toàn cầu, doanh nghiệp sẽ không còn có tiêu chuẩn toàn cầu nữa. Và bạn có thể phải suy nghĩ về các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau theo cách mà bạn đã có trước đây.
Trường hợp điển hình: Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến Hauwei và ZTE đã dẫn đến các lệnh cấm liên bang về việc sử dụng thiết bị của họ, một động thái gây tác động lớn lên các công ty đa quốc gia này.
Cần lưu ý rằng các chính sách quốc gia và hành động địa chính trị khác ảnh hưởng đến cách thức và nơi các tổ chức có thể lưu trữ dữ liệu, những gì và nơi họ có thể sử dụng một số thuật toán nhất định và thậm chí cả những nhà cung cấp đám mây có thể được sử dụng - tất cả đều là thông tin mà lãnh đạo doanh nghiệp cần theo dõi.
Trải nghiệm của khách hàng
Câu hỏi đặt ra là công ty đang lấy khách hàng ở đâu, cách thu hút khách hàng… và nhiều vấn đề khác xung quanh khách hàng của công ty.
Lý do tại sao đây là điều rất quan trọng ngày hôm nay bởi khách hàng đã cho thấy rằng họ sẵn sàng thay đổi cách họ mua sắm, cách họ có được mọi thứ và những gì họ phải trả.
Một khảo sát tại Mỹ đã đưa ra điều này. Khoảng 17% người tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết họ thường hoặc luôn từ bỏ giao dịch mua hàng do trải nghiệm khách hàng kém.
Báo cáo cũng cho thấy gần một nửa người tiêu dùng Mỹ cho biết trải nghiệm khách hàng tốt trước đây với một thương hiệu, tốc độ sẵn có/giao hàng và một lựa chọn lớn yếu tố sản phẩm vào quyết định của họ khi xem xét nơi mua sắm mua hàng mới.
Thực tế tại Việt Nam, mặc dù chưa có khảo sát, thống kê chính chức nhưng đã xảy ra không ít vụ lùm xùm liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ làm tổn hại đến kết quả kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp như vụ nước giải khát Dr. Thanh, vụ nước tương có hàm lượng 3-MCDP cao, nước mắm chứa asen và gần đây là rau sạch của VietGap.
Văn phòng - Nơi làm việc hướng đến con người
Trong điều kiện thực tế hiện nay, nhất là thời gian đại dịch vừa qua cho thấy môi trường làm việc phải là sự kết hợp giữa văn phòng và tại nhà. Nhiệm vụ của lãnh đạo là cần làm cho chúng hoạt động tốt hơn.
Với quan điểm này, có nghĩa là các tổ chức sẽ phải chuyển đổi nơi làm việc của họ từ một thiết kế trung tâm văn phòng thành một thiết kế trung tâm của con người.
Khái niệm về một nơi làm việc làm trung tâm của con người vượt ra ngoài việc cho phép công việc ảo và hợp tác trực tuyến. Thay vào đó là xây dựng một môi trường hỗ trợ người làm việc.
Khả năng phục hồi kinh doanh sau đại dịch
Lãnh đạo, và đặc biệt là lãnh đạo CNTT được coi là chuyên gia về khắc phục thảm họa và là những người tham gia chính trong kế hoạch kinh doanh. Nhưng giờ đây khả năng phục hồi kinh doanh đang ở một cấp độ hoàn toàn mới. Nhiều tổ chức có khả năng tiếp cận toàn cầu thông qua khách hàng, nhân viên và/hoặc nhà cung cấp dịch vụ trải dài trên khắp thế giới đã phải đối mặt với các vấn đề như bất ổn nhân sự trong nước và quốc tế, không chỉ là một đại dịch.
Khả năng phục hồi kinh doanh đã có ý nghĩa khác ngày hôm nay. Có một phần quản lý khủng hoảng mà cho đến nay nhiều lãnh đạo không chú ý đến.
Chúng ta sẽ làm gì nếu chuỗi cung ứng phải đối mặt với sự gián đoạn tiếp tục, liệu một tai nạn công nghiệp có xảy ra hay không, khi một quốc gia tiếp theo thực hiện phong tỏa (lockdown).