Tăng cường các biện pháp ổn định tài chính tiền tệ
Nghiên cứu - Trao đổi - Ngày đăng : 06:22, 07/08/2023
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tiềm năng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ qua, cần tăng cường các nỗ lực chính sách tài khóa và tiền tệ để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù 7 tháng năm 2023 Việt Nam vẫn xuất siêu trên 15,23 tỉ USD, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ đạt 374,23 tỉ USD, giảm 13,9% so với cùng kì năm trước, nguyên nhân do kinh tế tại các quốc gia đối tác gặp nhiều khó khăn, giảm sút nhu cầu tiêu dùng (Ảnh minh họa, nguồn ảnh Internet)
1. Diễn biến kinh tế thế giới và một số chính sách ổn định tài chính tiền tệ
Trong năm 2022, kinh tế toàn cầu đã vượt qua khó khăn và tăng cao hơn kì vọng. Lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, khi rối loạn về các chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường hàng hóa được khắc phục dần.
Cụ thể là, kinh tế toàn cầu giảm từ mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2021 xuống mức tăng trưởng 3,4% trong năm 2022 và tiếp tục giảm thấp trong những tháng đầu năm 2023. Trong đó, kinh tế các nước phát triển (AEs) ghi nhận suy giảm rõ rệt, từ kết quả tăng 5,7% trong năm 2021 xuống mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2022, riêng kinh tế các nước mới nổi (EMEs) vẫn tăng 4% trong năm 2022 (giảm từ kết quả tăng 7,3% trong năm 2021), mặc dù kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 3%. Tại nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới, hoạt động kinh tế cũng tăng cao hơn so với kì vọng và nỗi lo suy thoái đã không trở thành hiện thực.
Với những tiến triển tích cực trong 6 tháng cuối năm 2022, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh nâng triển vọng kinh tế toàn cầu. Mặc dù triển vọng kinh tế lạc quan, những tín hiệu căng thẳng trầm trọng lại nổi lên trong hệ thống tài chính. Tháng 10/2022, thông báo về các biện pháp tài khóa tại Anh đã ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy chính sách, trái phiếu chính phủ chứng kiến hiện tượng lợi suất tăng chóng vánh và thanh khoản bốc hơi đột ngột. Những dấu hiệu căng thẳng khác và có vẻ trầm trọng hơn xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, khi nhiều ngân hàng địa phương tại Mỹ bị phá sản. Tháng 3/2023, Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Ngân hàng Signature New York bị vỡ nợ sau khi khách hàng ồ ạt rút tiền gửi, gây chao đảo hệ thống ngân hàng toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ bất ổn tài chính. Một tuần lễ sau đó, chính phủ Thụy Sĩ thông báo quyết định sáp nhập Credit Suisse vào Ngân hàng USB sau khi ngân hàng này bị mất niềm tin thị trường.
Căng thẳng tài chính đã buộc Mỹ và một số nước châu Âu phải tiến hành các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa nguy cơ lan truyền rủi ro, các ngân hàng trung ương (NHTW) phải chủ động mở rộng thanh khoản hoặc tiếp tục triển khai chương trình mua tài sản. Tại một số quốc gia, chính phủ phải đứng ra bảo lãnh phá sản và đảm bảo tiền gửi của khách hàng.
Trong khi đó, hàng loạt NHTW trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất. Với xu hướng tăng lãi suất đồng thời tại nhiều quốc gia, các gói nới lỏng định lượng đã chuyển sang thắt chặt định lượng. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất chính sách nhìn chung vẫn thấp hơn mức lạm phát, thậm chí lãi suất thực âm.
Trong xu hướng thắt chặt tiền tệ và triển vọng kinh tế mong manh, các biện pháp ứng phó được đánh giá là chưa phối hợp nhịp nhàng. Về cơ bản, các ngân hàng đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, nhưng thị trường tài chính các quốc gia vẫn phản ứng khiêm tốn, thậm chí vẫn diễn ra bình thường.
Diễn biến lạm phát
Đại dịch Covid-19 là yếu tố cơ bản đẩy lạm phát tăng cao, tiếp sau đó là cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của lạm phát hiện nay không phải là vấn đề “một sớm một chiều”, mà đã hình thành trong thời gian dài. Mối liên kết giữa lạm phát cao và mức độ tổn thương tài chính phản ánh tác động kết hợp của hai yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Thứ nhất, là sự thay đổi trong việc định hình chu kì kinh doanh. Thứ hai, sự trải nghiệm của chính sách tiền tệ và tài khóa về cái gọi là ranh giới “khu vực ổn định” - khu vực mô phỏng những nét tiêu biểu của hai nhóm chính sách này, nó thúc đẩy tính bền vững về kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính, duy trì những căng thẳng không thể tránh khỏi giữa các chính sách quản lí. Sự thay đổi trong việc định hình chu kì kinh doanh xác định chủng loại của các dấu hiệu mang tính triệu chứng mà các ranh giới phải trải nghiệm - lạm phát, bất ổn tài chính hoặc cả hai triệu chứng này. Kết hợp với sức mạnh cơ cấu, việc điều hành chính sách sẽ tự định hình chu kì kinh doanh.
Bước ngoặt về xu hướng phát triển chu kì kinh doanh được ghi nhận vào giữa những năm 1980, cụ thể là tại hầu hết AEs. Sau đó, suy thoái kinh tế đã buộc các NHTW phải xây dựng chính sách tiền tệ thắt chặt để đưa lạm phát về tầm kiểm soát, trong khi tình hình tài chính diễn ra thuận lợi hoặc được kiềm chế hoàn toàn. Sau đó, thế giới đã vấp phải đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế dẫn đến sự bùng nổ chi tiêu tài chính và phá sản là hậu quả không thể tránh khỏi. Chính sách tài chính nới lỏng và lạm phát tại AEs đã làm tăng dòng vốn vào các nước mới nổi, gây khó khăn trong việc kiểm soát tỉ giá.
Hai thay đổi cơ cấu nổi bật đã đóng góp cho xu hướng chuyển dịch từ suy thoái kinh tế bắt nguồn từ lạm phát sang suy thoái do chu kì tài chính gây ra. Trên toàn cầu, tự do hóa tài chính rộng khắp với quy mô lớn cả ở trong nước và trên tầm quốc tế đã chế ngự hệ thống tài chính. Xu hướng toàn cầu hóa trong nền kinh tế thực đã xói mòn vai trò của doanh nghiệp và lao động trong việc định giá, giúp các NHTW duy trì lạm phát thấp và lạm phát không còn đóng vai trò thước đo sức khỏe của nền kinh tế.
Trong kỉ nguyên lạm phát thấp, những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế dường như đều biến mất, ranh giới về ổn định khu vực trở nên mờ nhạt hoặc khó xác định trên thực tế. Trong khi đó, những rạn nứt trong hệ thống tài chính không được ngăn chặn kịp thời, tiếp tục phủ bóng đen vào bức tranh kinh tế và tình hình kinh tế dường như vẫn ổn định. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục chứng kiến sự lu mờ ranh giới giữa các khu vực, lạm phát chỉ xoay quanh dưới mục tiêu đề ra và các NHTW không còn phải bận tâm trong việc chống lạm phát.
Khi bị Covid-19 tấn công, chính sách tiền tệ và tài khóa lại trải nghiệm ranh giới của khu vực ổn định. Mặt bằng lãi suất thấp kỉ lục và tại một số nước ghi nhận mức lãi suất âm, bảng cân đối kế toán của NHTW mở rộng chưa từng thấy, ngoại trừ trong thời kì chiến tranh. Nợ công và nợ tư nhân tăng kỉ lục như trong thời kì Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Do lãi suất quá thấp, áp lực nợ nần bị lu mờ và gánh nặng nợ nần tiếp tục tăng cao.
Sau đại dịch, nhu cầu tăng cao trở lại một cách nhanh chóng, trong khi nguồn cung không đáp ứng kịp thời. Lạm phát leo thang đã buộc các NHTW phải thắt chặt tiền tệ, gây áp lực lên nền tài chính công và khu vực tư nhân, hệ thống tài chính trở nên căng thẳng.
Với diễn biến trong thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới được nhìn nhận là đang tiềm ẩn nguy cơ trong ngắn hạn và dài hạn; chính vì vậy, chính sách sẽ là yếu tố quyết định. Trong ngắn hạn, có hai thách thức nổi bật: Đưa giá cả ổn định trở lại và xử lí những rủi ro tài chính phát sinh, lạm phát có thể tăng cao hơn kì vọng hiện nay. Mặc dù lạm phát đang giảm dần, nhiều dự báo cho thấy, lạm phát sẽ giảm về mục tiêu đề ra trong vài năm tới đây, nhưng quá trình giảm lạm phát đang vấp phải khó khăn. Tại nhiều quốc gia, lạm phát tăng tốc đã xói mòn sức mua của tiền lương và người lao động yêu cầu tăng lương để bù đắp lạm phát. Nếu tiền lương tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp khó có khả năng hấp thụ mức chi phí tăng lên đáng kể.
Báo cáo kinh tế hằng năm của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho thấy, xu hướng chuyển dịch từ chế độ lạm phát thấp sang chế độ lạm phát cao diễn ra theo cơ chế tự động, nhưng việc chuyển từ lạm phát cao về lạm phát thấp là nhiệm vụ khó khăn. Trên tầm kinh tế vĩ mô, nợ tư nhân tăng kỉ lục và giá tài sản leo thang đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế, nguyên nhân cơ bản là do khu vực tư nhân rất nhạy với mức lãi suất cao. Nếu lạm phát cao kéo dài và lãi suất chính sách lập đỉnh 200 điểm cơ bản (2%), chi phí dịch vụ nợ sẽ tăng đáng kể, giá cả tài sản sẽ lao dốc và GDP có thể sụt giảm 2%.
Với mặt bằng lãi suất cao, một sự thay đổi trong chu kì tài chính và kinh tế giảm tốc sẽ gây thất thoát tín dụng, phát sinh những căng thẳng mới trong hệ thống tài chính. Thực tế đã cho thấy, khi các NHTW tăng lãi suất để chống lạm phát, lãi suất cho vay sẽ tăng dần, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như khả năng hoàn trả những khoản nợ đến hạn. Điều này được minh chứng tại Anh vào cuối năm 2022 và tại Mỹ, Thụy Sĩ trong những tháng đầu năm 2023; nhà đầu tư tỏ ra thận trọng và thị trường tài chính bắt đầu chao đảo.
Kéo giảm lạm phát
Theo đánh giá của BIS, căng thẳng tài chính đã gây rối loạn hệ thống tài chính, nhấn chìm các ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng, đòi hỏi phải có chính sách đối phó quyết liệt để kiềm chế rủi ro dây chuyền. Những căng thẳng này bắt nguồn từ một nguyên nhân thông thường: Hệ thống tài chính chịu nhiều áp lực sau kỉ nguyên lãi suất thấp kéo dài. Căng thẳng tài chính cũng gợi nhớ về mối quan hệ tiền tệ - tài khóa chặt chẽ, khi xu hướng tăng lợi suất trái phiếu chính phủ đóng vai trò chi phối.
Lạm phát tăng cao đã dẫn đến xu hướng thắt chặt tiền tệ đồng loạt trong những thập kỉ qua. Từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2023, khoảng 95% NHTW đã quyết định tăng lãi suất. Đây là hiện tượng hiếm khi xảy ra, và chỉ vượt 80% số NHTW trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 70 của thế kỷ XX.
Sau thời gian dài thắt chặt tiền tệ đồng thời tại hầu hết các nước trên thế giới, lạm phát nhìn chung đã được kiềm chế và đang có xu hướng giảm rõ rệt. Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6/2023 tại Mỹ chỉ tăng 0,2% so với tháng trước, tăng 3% so với cùng kì, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Do lạm phát đã hạ nhiệt, nên giá USD đã quay đầu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Vì thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất USD thêm một lần nữa trong cuộc họp vào tháng 9 tới.
Mặc dù lạm phát đang giảm dần và hầu hết các NHTW đều thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng lạm phát vẫn đứng ở mức cao, có thể tiếp tục gây rủi ro tài chính. Tại hầu hết các nước, lạm phát vẫn tăng quá cao so với mục tiêu đề ra của NHTW, riêng lạm phát cơ bản được cho là đã đạt đỉnh và đang quay đầu giảm. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn tiếp tục tăng. Dấu hiệu lạc quan là giá cả hàng hóa và giá thành sản xuất đã giảm nhẹ, mặc dù giá cả các loại dịch vụ theo quán tính vẫn tăng cao. Thị trường lao động thắt chặt, tỉ lệ thất nghiệp nhìn chung vẫn ở mức thấp trong lịch sử.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Nomura và được CNBC đăng tải vào ngày 07/7 vừa qua, có khả năng các nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á sẽ xoay trục, hoặc “tách rời” khỏi chu kì thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu do Fed dẫn đầu, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế khác biệt ở châu Á so với tại Mỹ.
Theo Nomura, suy thoái trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa gây tổn hại đến tăng trưởng trong khu vực và giảm lạm phát là những lí do buộc các NHTW châu Á phải cân nhắc, cắt giảm lãi suất trước Fed. Ngoài ra, thị trường lao động thắt chặt tại nhiều nước không phải là vấn đề của khu vực châu Á hiện nay (ngoại trừ trường hợp Singapore). Vì thế, lạm phát lõi không dai dẳng như ở Mỹ.
Đáng chú ý, đà phục hồi chóng vánh trong quý I/2023 tại Trung Quốc (sau khi quốc gia này dỡ bỏ Chiến lược Zero Covid) đã chững lại, các chỉ số hoạt động kinh tế đều giảm đáng kể (ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ), chủ yếu là do nhu cầu trong nước trầm lắng, CPI tháng 6/2023 tương đương so với năm trước và chỉ số giá sản xuất giảm 5,4%. Để chặn đà suy giảm kinh tế, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách cắt giảm lãi suất và thị trường đang theo dõi sát sao những giải pháp kích thích tiếp theo. Tại Hàn Quốc, lạm phát trong tháng 6/2023 dao động quanh mức 2,7%, gần với mục tiêu của NHTW Hàn Quốc (BOK). Nomura kì vọng, BOK sẽ là một trong những NHTW đầu tiên sau Trung Quốc cắt giảm lãi suất, với mức cắt giảm lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản (0,25%) vào tháng 10 và cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay.
Về cơ bản, các thị trường tài chính và hệ thống tài chính đã bắt đầu thích ứng với sự chấm dứt đột ngột của kỉ nguyên lãi suất thấp kéo dài, nhưng đây là quá trình lâu dài, do hậu quả của tình trạng thiếu vắng sự kết nối giữa việc định giá thị trường tài chính với các động thái chính sách tiền tệ.
Trái với tình hình tại AEs, cho tới nay, EMEs vẫn đủ sức chống lại những đợt lan truyền rủi ro tài chính bắt nguồn từ AEs. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi, do khả năng chống đỡ của EMEs phản ánh hàng loạt yếu tố, bao gồm: Thắt chặt tiền tệ sớm (nổi bật là tại Mỹ Latinh), tiến hành cải cách cơ cấu, nợ ngoại tệ ở mức thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trái phiếu trong nước giảm dần. Tuy nhiên, những tổn thương tại một số EME (như trong lĩnh vực bất động sản và thị trường doanh nghiệp) và căng thẳng tài chính tại AEs có thể lan truyền ở mức độ nào đó thông qua một số kênh nhất định. Trong bối cảnh đó, tỉ giá hối đoái tiếp tục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc gia hạn nợ có thể giúp EMEs không phải vay thêm nợ, nhưng có thể làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư (như khả năng chuyển dịch rủi ro tỉ giá từ bên vay nợ sang bên cho vay).
Theo nhận định của BIS, các nhà tạo lập chính sách đang đối mặt với bốn thách thức chính sách nổi bật: Thứ nhất, chính sách tiền tệ cần đưa lạm phát trở lại mục tiêu; Thứ hai, chính sách tài khóa cần hỗ trợ ổn định ngắn hạn và đảm bảo tính bền vững hệ thống; Thứ ba, chính sách điều chỉnh và thận trọng cần hỗ trợ các nỗ lực điều chỉnh kinh tế vĩ mô để bảo vệ hệ thống tài chính; Thứ tư, các nhà tạo lập chính sách cần từ bỏ sự phụ thuộc quá mức vào chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đưa chính sách tiền tệ - tài khóa trở lại “khu vực ổn định”.
Chính sách tiền tệ, tài khóa và một số chính sách khác
Trong khi các biện pháp chống lạm phát bắt đầu phát huy hiệu quả, thì dường như nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thành. Các biện pháp thắt chặt tài chính bắt đầu kiềm chế chi tiêu, hoạt động kinh tế trầm lắng tại những khu vực nhạy cảm với lãi suất, thị trường lao động bắt đầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, lạm phát chỉ giảm rất chậm và việc điều chỉnh lại các dự báo dẫn đến những suy diễn khác nhau của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chính sách tiền tệ điều hành với những độ trễ khác nhau, nên rất khó kéo giảm lạm phát một cách nhanh chóng.
Theo BIS, bất kì đánh giá mức độ truyền tải chính sách nào cũng cần xem xét tác động của các yếu tố có thể dẫn đến những định hướng chính sách khác nhau. Một mặt, nợ nần tăng cao, giá tài sản leo thang và căng thẳng tài chính làm tăng mức độ nhạy cảm của nền kinh tế với điều kiện tiền tệ thắt chặt. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên các NHTW tiến hành thắt chặt tiền tệ thông qua các động thái tăng lãi suất đồng thời với thu hẹp bảng cân đối kế toán. Mặt khác, lãi suất vẫn thích ứng chậm chạp với lạm phát, thậm chí ở mức âm; các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp vẫn có khả năng sử dụng tiền hỗ trợ trong thời kì đại dịch Covid-19 và được vay vốn với kì hạn dài hơn so với trước đây. Tổng quát hơn, rủi ro bắt nguồn từ sự chuyển dịch sang chế độ lạm phát cao gây khó khăn rất lớn cho các nỗ lực điều chỉnh chính sách.
Từ giác độ quản lí rủi ro, cần tiếp tục duy trì lãi suất chính sách cao lâu hơn so với kết quả định giá thị trường nhằm đảm bảo lạm phát tiếp tục giảm hoặc đứng ở mức thấp. Quá trình chuyển đổi sang chế độ lạm phát cao có xu hướng tự điều chỉnh và việc đưa giá cả ổn định trở lại sẽ trở nên khó khăn, một khi lạm phát bắt đầu chèn ép. Nói ngắn gọn, chi phí trong chế độ lạm phát cao được hiểu một cách đơn giản là rất cao.
Để các NHTW thành công trong cuộc chiến chống lạm phát, những chính sách khác sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhất là trong bối cảnh rủi ro bất ổn tài chính leo thang. Các NHTW có thể và cần xử lí những rủi ro bất ổn tài chính mà không phương hại đến mục tiêu ổn định giá cả. Trong dài hạn, không nên đánh đổi hai mục tiêu này. Tuy nhiên, nhiệm vụ kéo giảm lạm phát về mục tiêu trong ngắn hạn và yêu cầu ổn định tài chính có thể dẫn đến những định hướng chính sách khác nhau. Vì thế, cần phân biệt các động thái của NHTW để ổn định giá cả với các biện pháp ổn định tài chính. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, do một số nước đã mở rộng bảng cân đối kế toán quá mức. Nếu căng thẳng hạ nhiệt, các NHTW có thể tự khắc phục những khó khăn ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng tăng cao, các NHTW cần sự trợ giúp từ chính sách tài khóa và chính sách điều chỉnh thận trọng.
Để có thể xử lí những thách thức ngắn hạn và dài hạn, cần củng cố chính sách tài khóa. Trong ngắn hạn, các biện pháp củng cố có thể giúp kiềm chế lạm phát bằng cách giảm áp lực lên năng lực sản xuất và kiềm chế được bất ổn tài chính, đồng thời giảm bớt sự cần thiết phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong dài hạn, biện pháp củng cố này có thể đóng góp vào việc tái xây dựng những dư địa cần thiết để đưa nợ công trở lại quỹ đạo bền vững.
Chính sách thận trọng cũng đóng vai trò quan trọng, cả trong ngắn hạn và dài hạn, thông qua các biện pháp tăng cường tính bền vững của hệ thống tài chính, chính sách thận trọng có thể hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trước mắt cần tập trung các nỗ lực tăng cường khả năng của hệ thống tài chính trong việc hấp thụ lỗ, đối với cả tầm vĩ mô và vi mô.
Trong lĩnh vực ngân hàng, cần có giải pháp xử lí rủi ro lãi suất, bao gồm đánh giá lại các quy định về kế toán và yêu cầu về vốn điều lệ, đảm bảo có đủ nguồn vốn để nâng cao nguồn vốn hấp thụ lỗ. Cần đánh giá lại khó khăn về nguồn vốn vay, nhất là tiền gửi không kì hạn, góp phần đáp ứng yêu cầu về thanh khoản. Bên ngoài lĩnh vực ngân hàng, cần củng cố các quy định quản lí các định chế tài chính phi ngân hàng,
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tiềm năng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ qua, cần tăng cường các nỗ lực chính sách tài khóa và tiền tệ để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2. Kinh tế Việt Nam và một số giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam được nhìn nhận là có số điểm tích cực. CPI bình quân 7 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,12%; lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kì năm trước, tức đều giảm so với các mức tương ứng là 3,29% và 4,74% trong 6 tháng đầu năm 2023. Áp lực lạm phát đã giảm mạnh, do đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% hoàn toàn khả thi, nhất là trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ đã giảm liên tiếp trong nhiều tháng qua.
Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.787 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 7/2023 tăng 0,53% so với tháng trước; giảm 1,71% so với tháng 12/2022; tăng 1,04% so với cùng kì năm trước; bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 2,39%. Áp lực tỉ giá từ nay đến cuối năm được kì vọng là sẽ tiếp tục giảm. Trên thực tế, nguồn cung ngoại tệ khá tích cực trong thời gian qua, bao gồm dòng vốn FDI giải ngân, thặng dư cán cân thương mại và dòng tiền gián tiếp từ các thương vụ bán vốn hoặc giải ngân các khoản vay ngoại tệ.
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế vẫn khá trầm lắng. Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước có 89,6 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với tổng số vốn đăng kí là 834,3 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng kí 588,9 nghìn lao động, tăng 0,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,1% về vốn đăng kí và giảm 5,2% về số lao động so với cùng kì năm trước. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 66,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,3% so với cùng kì năm trước; 36 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,9%; 10,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,6%. Bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Mặc dù 7 tháng năm 2023 vẫn xuất siêu trên 15,23 tỉ USD, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ đạt 374,23 tỉ USD, giảm 13,9% so với cùng kì năm trước; trong đó, xuất khẩu giảm 10,6%; nhập khẩu giảm 17,1%. Một phần nguyên nhân là do tình hình kinh tế tại các quốc gia đối tác chủ yếu của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thể hiện rõ qua sự giảm sút nhu cầu tiêu dùng. Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2023 ước đạt 1.016,1 nghìn tỉ đồng, bằng 62,7% dự toán năm và giảm 7,8% so với cùng kì năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt ước đạt 957 nghìn tỉ đồng, bằng 46,1% dự toán năm và tăng 13,7% so với cùng kì năm trước.
Từ nhiều năm nay, vướng mắc về mặt pháp lí và thủ tục hành chính được doanh nghiệp đánh giá chiếm 70% vướng mắc hiện nay và là rào cản lớn nhất, dẫn đến tình trạng khó chồng khó. Ngoài ra, tiến độ thực thi chậm chạp tại cơ quan chính quyền các cấp cũng là rào cản đáng lo ngại và khó có thể cải thiện trong trung hạn.
Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sớm thành lập, tổ chức hoạt động hiệu quả Tổ công tác đặc biệt do các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Tổ trưởng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, 5 tổ công tác đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ thành lập nhằm quyết liệt thúc đẩy đầu tư công, vướng mắc dự án cũng như tháo gỡ khó khăn cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023 do Quốc hội đề ra, một số giải pháp được đề xuất như sau:
Thứ nhất, thường xuyên theo dõi sát diễn biến, nắm chắc tình hình, kịp thời phân tích, dự báo, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp với diễn biến trong nước và quốc tế.
Thứ hai, cần cân bằng hài hòa giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát và ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Trong điều kiện lạm phát được kiềm chế, cần sử dụng dư địa của chính sách tài khóa để kích thích tăng trưởng, đồng thời nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để mở rộng tín dụng, cùng với đó là thực hiện các biện pháp tăng cường ổn định tài chính.
Thứ ba, cần quyết liệt tháo gỡ các rào cản hành chính; tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; không ban hành chính sách, quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian không cần thiết đối với doanh nghiệp, người dân; sớm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố. Để đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính tại các cấp cơ sở, cần có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ và xử lí kịp thời từ trung ương, qua đó mới có thể chấm dứt tình trạng chậm trễ và gây phiền hà kéo dài từ nhiều thập kỉ qua.
Thứ tư, tăng cường các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển mạnh và phát huy vai trò của thị trường trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu. Nghiên cứu, đề xuất Quốc hội về phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu và việc miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí một cách phù hợp, hiệu quả.
Động thái giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu mua sắm tăng cao, nguồn thu ngân sách cải thiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động kinh tế đang rất trầm lắng như hiện nay, thời hạn áp dụng trong 6 tháng là quá ngắn, do đó, cần áp dụng cho đến khi giải pháp này tạo ra chuyển biến tích cực, tối thiểu là 1 năm.
Thứ năm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; hiện đại hóa khung khổ chính sách tiền tệ, hạn chế sử dụng các công cụ hành chính và hướng đến các chính sách an toàn vĩ mô.
Thứ sáu, tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiến hành bốn đợt điều chỉnh giảm lãi suất chính sách với mức giảm 0,5 - 2%/năm. Hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng xuống dưới 7,5%/năm, riêng các NHTM lớn giảm xuống dưới 7,0%. Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch VND phát sinh mới tại các NHTM giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2022. Các NHTM điều chỉnh và triển khai chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 3%/năm đối với các khoản vay mới.
Đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng trong nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỉ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022; trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ đạt gần 62.500 tỉ đồng.
Đối với lĩnh vực bất động sản, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, như chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn vào các dự án đủ điều kiện pháp lí, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, nhất là các dự án nhà ở xã hội, phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.
Mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, do chi phí đầu vào tăng cao, thị trường đầu ra và đơn hàng của doanh nghiệp sụt giảm, mức độ rủi ro của khách hàng gia tăng. Hoạt động ngân hàng cũng tồn tại những khó khăn, nợ xấu gia tăng, tín dụng tăng thấp.
Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và những chính sách kinh tế vĩ mô khác. Trong đó, tập trung điều hành lãi suất phù hợp với các cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh.
Tiếp tục chỉ đạo các TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng và an toàn vốn vay; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Tiếp tục chỉ đạo các NHTM triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ nguồn vốn của các NHTM theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN; tiếp tục triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số. Tiếp tục triển khai kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử (VNeID) phục vụ dịch vụ công, nghiệp vụ thông tin tín dụng và phòng, chống rửa tiền; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn tham khảo: BIS, Cổng thông tin Chính phủ, Cổng thông tin NHNN, Nhịp cầu Đầu tư, NHNN, Tổng cục Thống kê.
Vũ Xuân Thanh (NHNN)
Trong năm 2022, kinh tế toàn cầu đã vượt qua khó khăn và tăng cao hơn kì vọng. Lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, khi rối loạn về các chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường hàng hóa được khắc phục dần.
Cụ thể là, kinh tế toàn cầu giảm từ mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2021 xuống mức tăng trưởng 3,4% trong năm 2022 và tiếp tục giảm thấp trong những tháng đầu năm 2023. Trong đó, kinh tế các nước phát triển (AEs) ghi nhận suy giảm rõ rệt, từ kết quả tăng 5,7% trong năm 2021 xuống mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2022, riêng kinh tế các nước mới nổi (EMEs) vẫn tăng 4% trong năm 2022 (giảm từ kết quả tăng 7,3% trong năm 2021), mặc dù kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 3%. Tại nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới, hoạt động kinh tế cũng tăng cao hơn so với kì vọng và nỗi lo suy thoái đã không trở thành hiện thực.
Với những tiến triển tích cực trong 6 tháng cuối năm 2022, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh nâng triển vọng kinh tế toàn cầu. Mặc dù triển vọng kinh tế lạc quan, những tín hiệu căng thẳng trầm trọng lại nổi lên trong hệ thống tài chính. Tháng 10/2022, thông báo về các biện pháp tài khóa tại Anh đã ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy chính sách, trái phiếu chính phủ chứng kiến hiện tượng lợi suất tăng chóng vánh và thanh khoản bốc hơi đột ngột. Những dấu hiệu căng thẳng khác và có vẻ trầm trọng hơn xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, khi nhiều ngân hàng địa phương tại Mỹ bị phá sản. Tháng 3/2023, Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Ngân hàng Signature New York bị vỡ nợ sau khi khách hàng ồ ạt rút tiền gửi, gây chao đảo hệ thống ngân hàng toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ bất ổn tài chính. Một tuần lễ sau đó, chính phủ Thụy Sĩ thông báo quyết định sáp nhập Credit Suisse vào Ngân hàng USB sau khi ngân hàng này bị mất niềm tin thị trường.
Căng thẳng tài chính đã buộc Mỹ và một số nước châu Âu phải tiến hành các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa nguy cơ lan truyền rủi ro, các ngân hàng trung ương (NHTW) phải chủ động mở rộng thanh khoản hoặc tiếp tục triển khai chương trình mua tài sản. Tại một số quốc gia, chính phủ phải đứng ra bảo lãnh phá sản và đảm bảo tiền gửi của khách hàng.
Trong khi đó, hàng loạt NHTW trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất. Với xu hướng tăng lãi suất đồng thời tại nhiều quốc gia, các gói nới lỏng định lượng đã chuyển sang thắt chặt định lượng. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất chính sách nhìn chung vẫn thấp hơn mức lạm phát, thậm chí lãi suất thực âm.
Trong xu hướng thắt chặt tiền tệ và triển vọng kinh tế mong manh, các biện pháp ứng phó được đánh giá là chưa phối hợp nhịp nhàng. Về cơ bản, các ngân hàng đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, nhưng thị trường tài chính các quốc gia vẫn phản ứng khiêm tốn, thậm chí vẫn diễn ra bình thường.
Diễn biến lạm phát
Đại dịch Covid-19 là yếu tố cơ bản đẩy lạm phát tăng cao, tiếp sau đó là cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của lạm phát hiện nay không phải là vấn đề “một sớm một chiều”, mà đã hình thành trong thời gian dài. Mối liên kết giữa lạm phát cao và mức độ tổn thương tài chính phản ánh tác động kết hợp của hai yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Thứ nhất, là sự thay đổi trong việc định hình chu kì kinh doanh. Thứ hai, sự trải nghiệm của chính sách tiền tệ và tài khóa về cái gọi là ranh giới “khu vực ổn định” - khu vực mô phỏng những nét tiêu biểu của hai nhóm chính sách này, nó thúc đẩy tính bền vững về kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính, duy trì những căng thẳng không thể tránh khỏi giữa các chính sách quản lí. Sự thay đổi trong việc định hình chu kì kinh doanh xác định chủng loại của các dấu hiệu mang tính triệu chứng mà các ranh giới phải trải nghiệm - lạm phát, bất ổn tài chính hoặc cả hai triệu chứng này. Kết hợp với sức mạnh cơ cấu, việc điều hành chính sách sẽ tự định hình chu kì kinh doanh.
Bước ngoặt về xu hướng phát triển chu kì kinh doanh được ghi nhận vào giữa những năm 1980, cụ thể là tại hầu hết AEs. Sau đó, suy thoái kinh tế đã buộc các NHTW phải xây dựng chính sách tiền tệ thắt chặt để đưa lạm phát về tầm kiểm soát, trong khi tình hình tài chính diễn ra thuận lợi hoặc được kiềm chế hoàn toàn. Sau đó, thế giới đã vấp phải đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế dẫn đến sự bùng nổ chi tiêu tài chính và phá sản là hậu quả không thể tránh khỏi. Chính sách tài chính nới lỏng và lạm phát tại AEs đã làm tăng dòng vốn vào các nước mới nổi, gây khó khăn trong việc kiểm soát tỉ giá.
Hai thay đổi cơ cấu nổi bật đã đóng góp cho xu hướng chuyển dịch từ suy thoái kinh tế bắt nguồn từ lạm phát sang suy thoái do chu kì tài chính gây ra. Trên toàn cầu, tự do hóa tài chính rộng khắp với quy mô lớn cả ở trong nước và trên tầm quốc tế đã chế ngự hệ thống tài chính. Xu hướng toàn cầu hóa trong nền kinh tế thực đã xói mòn vai trò của doanh nghiệp và lao động trong việc định giá, giúp các NHTW duy trì lạm phát thấp và lạm phát không còn đóng vai trò thước đo sức khỏe của nền kinh tế.
Trong kỉ nguyên lạm phát thấp, những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế dường như đều biến mất, ranh giới về ổn định khu vực trở nên mờ nhạt hoặc khó xác định trên thực tế. Trong khi đó, những rạn nứt trong hệ thống tài chính không được ngăn chặn kịp thời, tiếp tục phủ bóng đen vào bức tranh kinh tế và tình hình kinh tế dường như vẫn ổn định. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục chứng kiến sự lu mờ ranh giới giữa các khu vực, lạm phát chỉ xoay quanh dưới mục tiêu đề ra và các NHTW không còn phải bận tâm trong việc chống lạm phát.
Khi bị Covid-19 tấn công, chính sách tiền tệ và tài khóa lại trải nghiệm ranh giới của khu vực ổn định. Mặt bằng lãi suất thấp kỉ lục và tại một số nước ghi nhận mức lãi suất âm, bảng cân đối kế toán của NHTW mở rộng chưa từng thấy, ngoại trừ trong thời kì chiến tranh. Nợ công và nợ tư nhân tăng kỉ lục như trong thời kì Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Do lãi suất quá thấp, áp lực nợ nần bị lu mờ và gánh nặng nợ nần tiếp tục tăng cao.
Sau đại dịch, nhu cầu tăng cao trở lại một cách nhanh chóng, trong khi nguồn cung không đáp ứng kịp thời. Lạm phát leo thang đã buộc các NHTW phải thắt chặt tiền tệ, gây áp lực lên nền tài chính công và khu vực tư nhân, hệ thống tài chính trở nên căng thẳng.
Với diễn biến trong thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới được nhìn nhận là đang tiềm ẩn nguy cơ trong ngắn hạn và dài hạn; chính vì vậy, chính sách sẽ là yếu tố quyết định. Trong ngắn hạn, có hai thách thức nổi bật: Đưa giá cả ổn định trở lại và xử lí những rủi ro tài chính phát sinh, lạm phát có thể tăng cao hơn kì vọng hiện nay. Mặc dù lạm phát đang giảm dần, nhiều dự báo cho thấy, lạm phát sẽ giảm về mục tiêu đề ra trong vài năm tới đây, nhưng quá trình giảm lạm phát đang vấp phải khó khăn. Tại nhiều quốc gia, lạm phát tăng tốc đã xói mòn sức mua của tiền lương và người lao động yêu cầu tăng lương để bù đắp lạm phát. Nếu tiền lương tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp khó có khả năng hấp thụ mức chi phí tăng lên đáng kể.
Báo cáo kinh tế hằng năm của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho thấy, xu hướng chuyển dịch từ chế độ lạm phát thấp sang chế độ lạm phát cao diễn ra theo cơ chế tự động, nhưng việc chuyển từ lạm phát cao về lạm phát thấp là nhiệm vụ khó khăn. Trên tầm kinh tế vĩ mô, nợ tư nhân tăng kỉ lục và giá tài sản leo thang đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế, nguyên nhân cơ bản là do khu vực tư nhân rất nhạy với mức lãi suất cao. Nếu lạm phát cao kéo dài và lãi suất chính sách lập đỉnh 200 điểm cơ bản (2%), chi phí dịch vụ nợ sẽ tăng đáng kể, giá cả tài sản sẽ lao dốc và GDP có thể sụt giảm 2%.
Với mặt bằng lãi suất cao, một sự thay đổi trong chu kì tài chính và kinh tế giảm tốc sẽ gây thất thoát tín dụng, phát sinh những căng thẳng mới trong hệ thống tài chính. Thực tế đã cho thấy, khi các NHTW tăng lãi suất để chống lạm phát, lãi suất cho vay sẽ tăng dần, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như khả năng hoàn trả những khoản nợ đến hạn. Điều này được minh chứng tại Anh vào cuối năm 2022 và tại Mỹ, Thụy Sĩ trong những tháng đầu năm 2023; nhà đầu tư tỏ ra thận trọng và thị trường tài chính bắt đầu chao đảo.
Kéo giảm lạm phát
Theo đánh giá của BIS, căng thẳng tài chính đã gây rối loạn hệ thống tài chính, nhấn chìm các ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng, đòi hỏi phải có chính sách đối phó quyết liệt để kiềm chế rủi ro dây chuyền. Những căng thẳng này bắt nguồn từ một nguyên nhân thông thường: Hệ thống tài chính chịu nhiều áp lực sau kỉ nguyên lãi suất thấp kéo dài. Căng thẳng tài chính cũng gợi nhớ về mối quan hệ tiền tệ - tài khóa chặt chẽ, khi xu hướng tăng lợi suất trái phiếu chính phủ đóng vai trò chi phối.
Lạm phát tăng cao đã dẫn đến xu hướng thắt chặt tiền tệ đồng loạt trong những thập kỉ qua. Từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2023, khoảng 95% NHTW đã quyết định tăng lãi suất. Đây là hiện tượng hiếm khi xảy ra, và chỉ vượt 80% số NHTW trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 70 của thế kỷ XX.
Sau thời gian dài thắt chặt tiền tệ đồng thời tại hầu hết các nước trên thế giới, lạm phát nhìn chung đã được kiềm chế và đang có xu hướng giảm rõ rệt. Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6/2023 tại Mỹ chỉ tăng 0,2% so với tháng trước, tăng 3% so với cùng kì, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Do lạm phát đã hạ nhiệt, nên giá USD đã quay đầu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Vì thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất USD thêm một lần nữa trong cuộc họp vào tháng 9 tới.
Mặc dù lạm phát đang giảm dần và hầu hết các NHTW đều thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng lạm phát vẫn đứng ở mức cao, có thể tiếp tục gây rủi ro tài chính. Tại hầu hết các nước, lạm phát vẫn tăng quá cao so với mục tiêu đề ra của NHTW, riêng lạm phát cơ bản được cho là đã đạt đỉnh và đang quay đầu giảm. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn tiếp tục tăng. Dấu hiệu lạc quan là giá cả hàng hóa và giá thành sản xuất đã giảm nhẹ, mặc dù giá cả các loại dịch vụ theo quán tính vẫn tăng cao. Thị trường lao động thắt chặt, tỉ lệ thất nghiệp nhìn chung vẫn ở mức thấp trong lịch sử.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Nomura và được CNBC đăng tải vào ngày 07/7 vừa qua, có khả năng các nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á sẽ xoay trục, hoặc “tách rời” khỏi chu kì thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu do Fed dẫn đầu, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế khác biệt ở châu Á so với tại Mỹ.
Theo Nomura, suy thoái trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa gây tổn hại đến tăng trưởng trong khu vực và giảm lạm phát là những lí do buộc các NHTW châu Á phải cân nhắc, cắt giảm lãi suất trước Fed. Ngoài ra, thị trường lao động thắt chặt tại nhiều nước không phải là vấn đề của khu vực châu Á hiện nay (ngoại trừ trường hợp Singapore). Vì thế, lạm phát lõi không dai dẳng như ở Mỹ.
Đáng chú ý, đà phục hồi chóng vánh trong quý I/2023 tại Trung Quốc (sau khi quốc gia này dỡ bỏ Chiến lược Zero Covid) đã chững lại, các chỉ số hoạt động kinh tế đều giảm đáng kể (ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ), chủ yếu là do nhu cầu trong nước trầm lắng, CPI tháng 6/2023 tương đương so với năm trước và chỉ số giá sản xuất giảm 5,4%. Để chặn đà suy giảm kinh tế, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách cắt giảm lãi suất và thị trường đang theo dõi sát sao những giải pháp kích thích tiếp theo. Tại Hàn Quốc, lạm phát trong tháng 6/2023 dao động quanh mức 2,7%, gần với mục tiêu của NHTW Hàn Quốc (BOK). Nomura kì vọng, BOK sẽ là một trong những NHTW đầu tiên sau Trung Quốc cắt giảm lãi suất, với mức cắt giảm lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản (0,25%) vào tháng 10 và cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay.
Về cơ bản, các thị trường tài chính và hệ thống tài chính đã bắt đầu thích ứng với sự chấm dứt đột ngột của kỉ nguyên lãi suất thấp kéo dài, nhưng đây là quá trình lâu dài, do hậu quả của tình trạng thiếu vắng sự kết nối giữa việc định giá thị trường tài chính với các động thái chính sách tiền tệ.
Trái với tình hình tại AEs, cho tới nay, EMEs vẫn đủ sức chống lại những đợt lan truyền rủi ro tài chính bắt nguồn từ AEs. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi, do khả năng chống đỡ của EMEs phản ánh hàng loạt yếu tố, bao gồm: Thắt chặt tiền tệ sớm (nổi bật là tại Mỹ Latinh), tiến hành cải cách cơ cấu, nợ ngoại tệ ở mức thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trái phiếu trong nước giảm dần. Tuy nhiên, những tổn thương tại một số EME (như trong lĩnh vực bất động sản và thị trường doanh nghiệp) và căng thẳng tài chính tại AEs có thể lan truyền ở mức độ nào đó thông qua một số kênh nhất định. Trong bối cảnh đó, tỉ giá hối đoái tiếp tục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc gia hạn nợ có thể giúp EMEs không phải vay thêm nợ, nhưng có thể làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư (như khả năng chuyển dịch rủi ro tỉ giá từ bên vay nợ sang bên cho vay).
Theo nhận định của BIS, các nhà tạo lập chính sách đang đối mặt với bốn thách thức chính sách nổi bật: Thứ nhất, chính sách tiền tệ cần đưa lạm phát trở lại mục tiêu; Thứ hai, chính sách tài khóa cần hỗ trợ ổn định ngắn hạn và đảm bảo tính bền vững hệ thống; Thứ ba, chính sách điều chỉnh và thận trọng cần hỗ trợ các nỗ lực điều chỉnh kinh tế vĩ mô để bảo vệ hệ thống tài chính; Thứ tư, các nhà tạo lập chính sách cần từ bỏ sự phụ thuộc quá mức vào chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đưa chính sách tiền tệ - tài khóa trở lại “khu vực ổn định”.
Chính sách tiền tệ, tài khóa và một số chính sách khác
Trong khi các biện pháp chống lạm phát bắt đầu phát huy hiệu quả, thì dường như nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thành. Các biện pháp thắt chặt tài chính bắt đầu kiềm chế chi tiêu, hoạt động kinh tế trầm lắng tại những khu vực nhạy cảm với lãi suất, thị trường lao động bắt đầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, lạm phát chỉ giảm rất chậm và việc điều chỉnh lại các dự báo dẫn đến những suy diễn khác nhau của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chính sách tiền tệ điều hành với những độ trễ khác nhau, nên rất khó kéo giảm lạm phát một cách nhanh chóng.
Theo BIS, bất kì đánh giá mức độ truyền tải chính sách nào cũng cần xem xét tác động của các yếu tố có thể dẫn đến những định hướng chính sách khác nhau. Một mặt, nợ nần tăng cao, giá tài sản leo thang và căng thẳng tài chính làm tăng mức độ nhạy cảm của nền kinh tế với điều kiện tiền tệ thắt chặt. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên các NHTW tiến hành thắt chặt tiền tệ thông qua các động thái tăng lãi suất đồng thời với thu hẹp bảng cân đối kế toán. Mặt khác, lãi suất vẫn thích ứng chậm chạp với lạm phát, thậm chí ở mức âm; các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp vẫn có khả năng sử dụng tiền hỗ trợ trong thời kì đại dịch Covid-19 và được vay vốn với kì hạn dài hơn so với trước đây. Tổng quát hơn, rủi ro bắt nguồn từ sự chuyển dịch sang chế độ lạm phát cao gây khó khăn rất lớn cho các nỗ lực điều chỉnh chính sách.
Từ giác độ quản lí rủi ro, cần tiếp tục duy trì lãi suất chính sách cao lâu hơn so với kết quả định giá thị trường nhằm đảm bảo lạm phát tiếp tục giảm hoặc đứng ở mức thấp. Quá trình chuyển đổi sang chế độ lạm phát cao có xu hướng tự điều chỉnh và việc đưa giá cả ổn định trở lại sẽ trở nên khó khăn, một khi lạm phát bắt đầu chèn ép. Nói ngắn gọn, chi phí trong chế độ lạm phát cao được hiểu một cách đơn giản là rất cao.
Để các NHTW thành công trong cuộc chiến chống lạm phát, những chính sách khác sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhất là trong bối cảnh rủi ro bất ổn tài chính leo thang. Các NHTW có thể và cần xử lí những rủi ro bất ổn tài chính mà không phương hại đến mục tiêu ổn định giá cả. Trong dài hạn, không nên đánh đổi hai mục tiêu này. Tuy nhiên, nhiệm vụ kéo giảm lạm phát về mục tiêu trong ngắn hạn và yêu cầu ổn định tài chính có thể dẫn đến những định hướng chính sách khác nhau. Vì thế, cần phân biệt các động thái của NHTW để ổn định giá cả với các biện pháp ổn định tài chính. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, do một số nước đã mở rộng bảng cân đối kế toán quá mức. Nếu căng thẳng hạ nhiệt, các NHTW có thể tự khắc phục những khó khăn ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng tăng cao, các NHTW cần sự trợ giúp từ chính sách tài khóa và chính sách điều chỉnh thận trọng.
Để có thể xử lí những thách thức ngắn hạn và dài hạn, cần củng cố chính sách tài khóa. Trong ngắn hạn, các biện pháp củng cố có thể giúp kiềm chế lạm phát bằng cách giảm áp lực lên năng lực sản xuất và kiềm chế được bất ổn tài chính, đồng thời giảm bớt sự cần thiết phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong dài hạn, biện pháp củng cố này có thể đóng góp vào việc tái xây dựng những dư địa cần thiết để đưa nợ công trở lại quỹ đạo bền vững.
Chính sách thận trọng cũng đóng vai trò quan trọng, cả trong ngắn hạn và dài hạn, thông qua các biện pháp tăng cường tính bền vững của hệ thống tài chính, chính sách thận trọng có thể hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trước mắt cần tập trung các nỗ lực tăng cường khả năng của hệ thống tài chính trong việc hấp thụ lỗ, đối với cả tầm vĩ mô và vi mô.
Trong lĩnh vực ngân hàng, cần có giải pháp xử lí rủi ro lãi suất, bao gồm đánh giá lại các quy định về kế toán và yêu cầu về vốn điều lệ, đảm bảo có đủ nguồn vốn để nâng cao nguồn vốn hấp thụ lỗ. Cần đánh giá lại khó khăn về nguồn vốn vay, nhất là tiền gửi không kì hạn, góp phần đáp ứng yêu cầu về thanh khoản. Bên ngoài lĩnh vực ngân hàng, cần củng cố các quy định quản lí các định chế tài chính phi ngân hàng,
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tiềm năng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ qua, cần tăng cường các nỗ lực chính sách tài khóa và tiền tệ để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2. Kinh tế Việt Nam và một số giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam được nhìn nhận là có số điểm tích cực. CPI bình quân 7 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,12%; lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kì năm trước, tức đều giảm so với các mức tương ứng là 3,29% và 4,74% trong 6 tháng đầu năm 2023. Áp lực lạm phát đã giảm mạnh, do đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% hoàn toàn khả thi, nhất là trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ đã giảm liên tiếp trong nhiều tháng qua.
Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.787 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 7/2023 tăng 0,53% so với tháng trước; giảm 1,71% so với tháng 12/2022; tăng 1,04% so với cùng kì năm trước; bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 2,39%. Áp lực tỉ giá từ nay đến cuối năm được kì vọng là sẽ tiếp tục giảm. Trên thực tế, nguồn cung ngoại tệ khá tích cực trong thời gian qua, bao gồm dòng vốn FDI giải ngân, thặng dư cán cân thương mại và dòng tiền gián tiếp từ các thương vụ bán vốn hoặc giải ngân các khoản vay ngoại tệ.
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế vẫn khá trầm lắng. Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước có 89,6 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với tổng số vốn đăng kí là 834,3 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng kí 588,9 nghìn lao động, tăng 0,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,1% về vốn đăng kí và giảm 5,2% về số lao động so với cùng kì năm trước. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 66,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,3% so với cùng kì năm trước; 36 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,9%; 10,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,6%. Bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Mặc dù 7 tháng năm 2023 vẫn xuất siêu trên 15,23 tỉ USD, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ đạt 374,23 tỉ USD, giảm 13,9% so với cùng kì năm trước; trong đó, xuất khẩu giảm 10,6%; nhập khẩu giảm 17,1%. Một phần nguyên nhân là do tình hình kinh tế tại các quốc gia đối tác chủ yếu của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thể hiện rõ qua sự giảm sút nhu cầu tiêu dùng. Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2023 ước đạt 1.016,1 nghìn tỉ đồng, bằng 62,7% dự toán năm và giảm 7,8% so với cùng kì năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt ước đạt 957 nghìn tỉ đồng, bằng 46,1% dự toán năm và tăng 13,7% so với cùng kì năm trước.
Từ nhiều năm nay, vướng mắc về mặt pháp lí và thủ tục hành chính được doanh nghiệp đánh giá chiếm 70% vướng mắc hiện nay và là rào cản lớn nhất, dẫn đến tình trạng khó chồng khó. Ngoài ra, tiến độ thực thi chậm chạp tại cơ quan chính quyền các cấp cũng là rào cản đáng lo ngại và khó có thể cải thiện trong trung hạn.
Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sớm thành lập, tổ chức hoạt động hiệu quả Tổ công tác đặc biệt do các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Tổ trưởng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, 5 tổ công tác đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ thành lập nhằm quyết liệt thúc đẩy đầu tư công, vướng mắc dự án cũng như tháo gỡ khó khăn cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023 do Quốc hội đề ra, một số giải pháp được đề xuất như sau:
Thứ nhất, thường xuyên theo dõi sát diễn biến, nắm chắc tình hình, kịp thời phân tích, dự báo, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp với diễn biến trong nước và quốc tế.
Thứ hai, cần cân bằng hài hòa giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát và ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Trong điều kiện lạm phát được kiềm chế, cần sử dụng dư địa của chính sách tài khóa để kích thích tăng trưởng, đồng thời nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để mở rộng tín dụng, cùng với đó là thực hiện các biện pháp tăng cường ổn định tài chính.
Thứ ba, cần quyết liệt tháo gỡ các rào cản hành chính; tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; không ban hành chính sách, quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian không cần thiết đối với doanh nghiệp, người dân; sớm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố. Để đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính tại các cấp cơ sở, cần có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ và xử lí kịp thời từ trung ương, qua đó mới có thể chấm dứt tình trạng chậm trễ và gây phiền hà kéo dài từ nhiều thập kỉ qua.
Thứ tư, tăng cường các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển mạnh và phát huy vai trò của thị trường trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu. Nghiên cứu, đề xuất Quốc hội về phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu và việc miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí một cách phù hợp, hiệu quả.
Động thái giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu mua sắm tăng cao, nguồn thu ngân sách cải thiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động kinh tế đang rất trầm lắng như hiện nay, thời hạn áp dụng trong 6 tháng là quá ngắn, do đó, cần áp dụng cho đến khi giải pháp này tạo ra chuyển biến tích cực, tối thiểu là 1 năm.
Thứ năm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; hiện đại hóa khung khổ chính sách tiền tệ, hạn chế sử dụng các công cụ hành chính và hướng đến các chính sách an toàn vĩ mô.
Thứ sáu, tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiến hành bốn đợt điều chỉnh giảm lãi suất chính sách với mức giảm 0,5 - 2%/năm. Hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng xuống dưới 7,5%/năm, riêng các NHTM lớn giảm xuống dưới 7,0%. Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch VND phát sinh mới tại các NHTM giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2022. Các NHTM điều chỉnh và triển khai chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 3%/năm đối với các khoản vay mới.
Đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng trong nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỉ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022; trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ đạt gần 62.500 tỉ đồng.
Đối với lĩnh vực bất động sản, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, như chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn vào các dự án đủ điều kiện pháp lí, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, nhất là các dự án nhà ở xã hội, phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.
Mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, do chi phí đầu vào tăng cao, thị trường đầu ra và đơn hàng của doanh nghiệp sụt giảm, mức độ rủi ro của khách hàng gia tăng. Hoạt động ngân hàng cũng tồn tại những khó khăn, nợ xấu gia tăng, tín dụng tăng thấp.
Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và những chính sách kinh tế vĩ mô khác. Trong đó, tập trung điều hành lãi suất phù hợp với các cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh.
Tiếp tục chỉ đạo các TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng và an toàn vốn vay; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Tiếp tục chỉ đạo các NHTM triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ nguồn vốn của các NHTM theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN; tiếp tục triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số. Tiếp tục triển khai kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử (VNeID) phục vụ dịch vụ công, nghiệp vụ thông tin tín dụng và phòng, chống rửa tiền; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn tham khảo: BIS, Cổng thông tin Chính phủ, Cổng thông tin NHNN, Nhịp cầu Đầu tư, NHNN, Tổng cục Thống kê.
Vũ Xuân Thanh (NHNN)