Những vấn đề lớn doanh nghiệp CNTT phải đối mặt hiện nay
Nghiên cứu - Trao đổi - Ngày đăng : 14:55, 13/06/2023
Danh sách những kỳ vọng đối với doanh nghiệp của các lãnh đạo CNTT tiếp tục dài ra khi họ phải đối mặt với áp lực nắm bắt công nghệ mới và thúc đẩy tổ chức tăng trưởng, đồng thời nâng cao hiệu quả, giải quyết thách thức về nhân sự và kỹ năng công nghệ.
Đúng là mỗi doanh nghiệp sẽ có một danh sách ưu tiên dựa trên các mục tiêu kinh doanh. Nhưng 12 vấn đề sau đây là những điểm nhấn chung mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt ngày nay.
Tăng cường an ninh mạng
Hầu hết các lãnh đạo CNTT không chỉ coi an ninh mạng là một trong những vấn đề hàng đầu của họ ngày nay, mà đa số coi đó là mối quan tâm số 1.
Báo cáo của công ty Nghiên cứu thị trường IDC qua một cuộc khảo sát cho thấy an ninh mạng là một trong những thách thức hàng đầu mà các tổ chức phải đối mặt với tỷ lệ 56% số người được hỏi.
Trong khi đó, Nghiên cứu Toàn cầu về lãnh đạo CNTT của Lenovo cho thấy 66% lãnh đạo CNTT liệt kê an ninh mạng/phần mềm tống tiền và 66% liệt kê quyền riêng tư/bảo mật dữ liệu là những thách thức lớn nhất.
Khi công nghệ phát triển, tin tặc điều chỉnh phương pháp tấn cộng theo các tiêu chuẩn mới, khiến các mối đe dọa bảo mật trở thành mối lo ngại thường xuyên, đòi hỏi các nhà lãnh đạo CNTT phải liên tục cảnh giác.
Vận hành trí tuệ nhân tạo
Theo nhiều nguồn tin, việc khai thác sức mạnh của AI, đặc biệt là AI sáng tạo - cũng đang thống trị chương trình nghị sự của lãnh đạo.
Câu hỏi số 1 ngày nay thường là làm thế nào để tận dụng trí tuệ nhân tạo AI. Vấn đề về AI được đưa ra bởi các nhà điều hành, hội đồng quản trị, tại các triển lãm thương mại và trên các phương tiện truyền thông đại chúng; không thể đi bất cứ đâu mà không nghe nói về AI.
Đương đầu với áp lực kinh tế
Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp đã tăng ngân sách CNTT nhưng vẫn không thể đảm bảo đủ để trang trải chi phí ngày càng cao cho CNTT.
Ví dụ: một cuộc khảo sát báo cáo rằng 93% trong số 600 lãnh đạo CNTT được khảo sát cho biết ngân sách của họ tăng lên, nhưng 83% cũng nói rằng họ sẽ phải đạt được nhiều hơn với số tiền ít hơn.
Điều đó buộc lãnh đạo CNTT phải xem xét cách họ có thể nâng cao hiệu quả hơn cả trong bộ phận CNTT cũng như trong toàn tổ chức.
Trong thời đại kinh tế bất ổn này, nhiều câu hỏi đặt ra về việc liệu doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả nhất có thể hay không và liệu có thực sự hiểu rõ chi phí của mình hay không.
Hiện đại hóa thần tốc
Tốc độ thay đổi công nghệ ngày càng tăng cũng thu hút sự chú ý của các lãnh đạo CNTT.
Lãnh đạo CNTT hiện nay có xu hướng tập trung vào việc giảm nợ kỹ thuật và hiện đại hóa hệ thống công nghệ của doanh nghiệp để có thể giảm thiểu các nguồn lực cần thiết nhằm duy trì môi trường làm việc và thay vào đó là tối đa hóa nguồn lực dành cho việc hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh.
Đó là một thách thức lớn.
Đổi mới có ý nghĩa
Các lãnh đạo CNTT đều biết nỗ lực hiện đại hóa không thể chỉ vì mục đích có được công nghệ mới. Nó phải thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh và cuối cùng là chuyển đổi.
Đó là lý do tại sao các lãnh đạo CNTT tiếp tục xây dựng “văn hóa đổi mới liên tục” trong bộ phận CNTT và toàn doanh nghiệp.
CIO có vị trí tốt để đảm nhận nhiệm vụ bởi vì họ làm việc trên tất cả các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp và họ là một trong những người được trang bị tốt nhất để đề xuất và cung cấp các dịch vụ số.
Mọi thứ giờ đây đều là kỹ thuật số và CIO phải định hình câu chuyện đó. Điều đó đã nâng vai trò của lãnh đạo CNTT trở thành một trong những lãnh đạo kỹ thuật số có thể tham gia vào các khởi xướng đổi mới.
Nghiên cứu xác nhận tầm quan trọng của việc coi CNTT là công cụ đổi mới. Trong một nghiên cứu, 94% giám đốc điều hành công nghệ được khảo sát cho biết sự đổi mới trên toàn công ty sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi suy thoái kinh tế để trở thành một công ty mạnh hơn trước; 94% cho biết doanh nghiệp của họ có kế hoạch tăng đầu tư vào CNTT hoặc những công nghệ mới nổi trong năm tới; và 81% cho biết có kế hoạch thực hiện một thương vụ mua lại liên quan đến đổi mới trong sáu tháng tới.
Đảm bảo đề xuất giá trị của CNTT
Giống như sự đổi mới phải mang lại lợi ích hữu hình cho doanh nghiệp, lãnh đạo CNTT cũng được kỳ vọng sẽ làm việc với các đồng nghiệp kinh doanh trong tổ chức để đề xuất giá trị của các sáng kiến công nghệ.
Lãnh đạo CNTT ngày nay phải có khả năng và truyền cho các đối tác của họ, những người yêu cầu công nghệ mới - một “tâm lý hiện thực hóa lợi ích”.
Thúc đẩy hiểu biết về dữ liệu
Nói về giá trị, lãnh đạo CNTT cũng đang xem xét cách tối đa hóa tất cả các khoản đầu tư liên quan đến dữ liệu của tổ chức.
Cuộc khảo sát của CIO cho thấy 34% các lãnh đạo CNTT liệt kê việc tận dụng dữ liệu là một sáng kiến công nghệ lớn, đặt nó ở vị trí thứ hai trong danh sách ưu tiên, chỉ sau bảo mật và quản lý rủi ro.
Và Cuộc thăm dò xung quanh công nghệ khác cho thấy 62% giám đốc điều hành công nghệ được khảo sát đã ưu tiên đầu tư vào dữ liệu lớn và phân tích.
Tuy nhiên, trong khi các khoản đầu tư trước tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu thì lãnh đạo CNTT hiện đang hướng vào công nghệ và đào tạo để giúp các bộ phận trong tổ chức khai thác dữ liệu.
Dân chủ hóa phát triển công nghệ
Lãnh đạo CNTT không chỉ đưa dữ liệu cho người lao động trong tổ chức, mà họ cũng đang ngày càng đưa nhiều công cụ phát triển phần mềm vào đó.
Công ty nghiên cứu IDC kỳ vọng doanh số của các nền tảng mã thấp/không mã sẽ tăng với tốc độ nhanh -13,9% hàng năm - cho đến năm 2026.
Việc cho phép những nhân viên không chuyên về CNTT tạo ra một số khả năng của riêng họ là một “nhân tố lực lượng” mang lại lợi ích cho toàn bộ tổ chức bằng cách cho phép những nhân viên gần gũi nhất với quy trình kinh doanh và khách hàng tạo ra trải nghiệm kỹ thuật số mà họ muốn và cần hoàn thành công việc của họ.
Thu hút và giữ nhân tài
Một khảo sát 1.304 giám đốc điều hành và giám đốc cấp cao để hiểu những rủi ro hàng đầu mà họ phải đối mặt. Đầu danh sách của họ là khả năng thu hút và giữ chân những nhân tài trong một thị trường lao động ngày càng thắt chặt, điều hạn chế khả năng đạt được các mục tiêu hoạt động của mình.
Mặc dù nhiều lãnh đạo chức năng gặp phải những thách thức trong việc tìm kiếm và giữ nhân tài, lãnh đạo CNTT là một trong những người bị đánh thuế nhiều nhất về vấn đề này.
Với sự tiến bộ công nghệ tăng tốc từng ngày, sự thiếu hụt nhân tài toàn cầu đã tạo gánh nặng cho thị trường việc làm và các nhà nghiên cứu cho rằng vấn đề này sẽ trở nên tồi tệ hơn, với 85 triệu việc làm được dự báo sẽ không được lấp đầy vào năm 2030 do thiếu công nhân lành nghề.
Chuẩn bị đội CNTT cho tương lai
Lãnh đạo CNTT không chỉ phải suy nghĩ về đội của họ ngày hôm nay, mà cả đội trong tương lai.
Nhân viên CNTT phải bắt kịp với các công nghệ đang phát triển để đảm bảo có thể cung cấp và hỗ trợ các công cụ cũng như khả năng mà doanh nghiệp sẽ cần để thành công. Hơn nữa, nhân viên công nghệ muốn học các kỹ năng mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy họ sẽ chuyển việc nếu cảm thấy mình đang bị đình trệ trong vai trò hiện tại. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 47% nhân viên công nghệ trả lời cho biết họ đang cân nhắc rời bỏ công việc hiện tại để phát triển kỹ năng của mình.
Nhân viên CNTT có kỹ năng sẽ tiếp tục khó tìm trong tương lai, vì vậy các CIO hơn bao giờ hết sẽ phải xem xét các cơ hội để nhân viên của họ nâng cao kỹ năng.