Cách doanh nghiệp có thể sử dụng ChatGPT và GPT-3

Nghiên cứu - Trao đổi - Ngày đăng : 08:48, 19/02/2023

Các nền tảng Chatbot như ChatGPT và GPT-3 có thể là những công cụ có giá trị để tự động hóa các chức năng, trợ giúp với những ý tưởng sáng tạo và thậm chí đề xuất mã mới cũng như bản sửa lỗi cho các ứng dụng bị lỗi. Nhưng các biện pháp phòng ngừa là cần thiết khi các công ty chuyển đổi quá nhanh.

Lời tòa soạn. Một chủ đề nóng hiện nay được giới công nghệ quan tâm nhiều là ChatGPT. Thực chất đây là một công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo AI, do công ty OpenAI phát triển, tương tự như công cụ tìm kiếm Google mà phần lớn người dùng Internet Việt Nam vẫn sử dụng lâu nay.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một cách khái quát nhất về công cụ mới này, và nhấn mạnh vào cách nó có thể được ứng dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một điều cần lưu ý là hiện nay ChatGPT chưa chính thức có dịch vụ tại Việt Nam. Nhưng người dùng vẫn có thể sử dụng ChatGPT theo hướng dẫn cài đặt của nhiều trang công nghệ trong nước.

Đối với doanh nghiệp, các chatbot (chương trình dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI nhằm giao tiếp với con người - ND) như ChatGPT có khả năng tự động hóa các tác vụ thông thường hoặc tăng cường những giao tiếp phức tạp, chẳng hạn như tạo chiến dịch bán hàng qua email, sửa mã máy tính hoặc cải thiện hỗ trợ khách hàng.

Công ty nghiên cứu Gartner dự đoán rằng đến năm 2025, thị trường phần mềm AI sẽ đạt gần 134,8 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng của thị trường dự kiến sẽ tăng từ 14,4% vào năm 2021 lên 31,1% vào năm 2025 - vượt xa tốc độ tăng trưởng chung của thị trường phần mềm.

Một phần lớn của thị trường đó sẽ là công nghệ chatbot, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để trả lời truy vấn của người dùng. Những câu trả lời giống con người ở dạng văn xuôi; các chương trình tinh vi hơn cho phép các câu hỏi và câu trả lời tiếp theo, đồng thời chúng có thể được sửa đổi cho những mục đích kinh doanh cụ thể.

Trong một báo cáo gần đây, Gartner đã chỉ ra những cách sử dụng có thể có cho ChatGPT và mô hình ngôn ngữ cơ bản của nó là GPT-3 (GPT 3.5 và 4 cũng tồn tại), có thể được tùy chỉnh.

ChatGPT, hiện tại được sử dụng phổ biến nhất dưới dạng giao diện trò chuyện trên web dựa trên văn bản, do phòng thí nghiệm nghiên cứu OpenAI ra mắt vào tháng 11, đã ngay lập tức lan truyền và có 1 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày đầu tiên nhờ cách tinh vi mà nó tạo ra các phản hồi văn xuôi chuyên sâu, giống như con người đối với những truy vấn từ người dùng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng cách tiếp cận “khác thường” (out-of-the-box) để bổ sung hoặc tạo nội dung, thao tác với văn bản trong email để làm mềm ngôn ngữ hoặc lấy một giọng điệu cụ thể và để tóm tắt hoặc đơn giản hóa nội dung.

Sự khác biệt giữa ChatGPT GPT-3

Cả ChatGPT và GPT-3 (viết tắt của Generative Pre-training Transformer) đều là mô hình ngôn ngữ máy học được đào tạo bởi OpenAI, một công ty và phòng thí nghiệm nghiên cứu có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Mặc dù cả ChatGPT và GPT-3 đều có thể tạo ra phản hồi bằng văn bản giống như con người đối với các truy vấn, nhưng chúng không như nhau về độ phức tạp.

Theo phân tích, một trong những điểm khác biệt chính giữa ChatGPT và GPT-3 là quy mô và dung lượng của chúng. ChatGPT được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng chatbot, trong khi GPT-3 có mục đích chung hơn và có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ hơn. Điều này có nghĩa là ChatGPT có thể hiệu quả hơn để tạo phản hồi trong ngữ cảnh hội thoại, trong khi GPT-3 có thể phù hợp hơn cho các tác vụ như dịch ngôn ngữ hoặc tạo nội dung.

ChatGPT cũng không được kết nối với internet và đôi khi nó có thể đưa ra câu trả lời không chính xác. Nó có kiến thức hạn chế về những sự kiện thế giới sau năm 2021 và đôi khi cũng có thể tạo ra hướng dẫn có hại hoặc nội dung sai lệch, theo Câu hỏi thường gặp về OpenAI.

Ứng dụng ChatGPT và GPT-3

Về cơ bản, Gartner cho biết ChatGPT có thể được sử dụng để cải thiện khả năng tự động hóa quá trình tạo và chuyển đổi nội dung đồng thời cung cấp trải nghiệm người dùng nhanh chóng và hấp dẫn.

Cách đơn giản nhất để sử dụng ChatGPT là đặt câu hỏi và trả lời. Ví dụ: “Đi từ Boston đến San Francisco mất bao nhiêu dặm bằng ô tô?”

ChatGPT cũng có thể được sử dụng để tạo nội dung bằng văn bản hoặc bổ sung nội dung đã được viết để tạo cho nội dung đó một ngữ điệu khác, bằng cách làm mềm hoặc chuyên nghiệp hóa ngôn ngữ.

Gartner cho biết trong báo cáo rằng có nhiều cách ChatGPT có thể tạo ra văn bản ‘nháp’ đáp ứng độ dài và kiểu dáng mong muốn, sau đó người dùng có thể xem xét văn bản này. Những mục đích sử dụng cụ thể bao gồm bản thảo mô tả tiếp thị, thư giới thiệu, bài tiểu luận, sách hướng dẫn hoặc hướng dẫn, hướng dẫn đào tạo, phương tiện truyền thông xã hội hoặc bài đăng tin tức.

Ngoài ra, tạo tài liệu về chiến dịch bán hàng qua email hoặc gợi ý câu trả lời cho đại lý khách hàng cũng là cách sử dụng hợp lý.

Công nghệ chatbot cũng có thể cung cấp bản tóm tắt các cuộc hội thoại, bài báo, email và trang web.

Một cách sử dụng khác cho ChatGPT và GPT-3 là cải thiện các chatbot dịch vụ khách hàng hiện có để chúng đưa ra phản hồi chi tiết và giống con người hơn.

Các nền tảng cũng có thể cải thiện xác định ý định của khách hàng, tóm tắt cuộc hội thoại, trả lời câu hỏi của khách hàng và hướng khách hàng đến các tài nguyên. Làm điều này yêu cầu bối cảnh doanh nghiệp, mô tả dịch vụ, quyền, logic kinh doanh, hình thức của giọng điệu và thậm chí cả giọng điệu thương hiệu, cần được thêm vào mô hình ngôn ngữ GPT-3.

Bộ phận bán hàng và tiếp thị cũng có thể sử dụng ChatGPT và GPT-3 cho khách hàng tiềm năng trên trang web hoặc qua chatbot để cung cấp đề xuất và mô tả sản phẩm. Một lần nữa, nền tảng chatbot sẽ cần được tùy chỉnh với bối cảnh doanh nghiệp.

Chatbot cũng đã được sử dụng làm trợ lý cá nhân để quản lý lịch trình, tóm tắt email, soạn email và trả lời cũng như soạn thảo các tài liệu chung.

Trong giáo dục, chatbot có thể được sử dụng để tạo trải nghiệm học tập cá nhân, giống như một gia sư. Và, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chatbot và các ứng dụng có thể cung cấp các mô tả bằng ngôn ngữ đơn giản về thông tin y tế và các khuyến nghị điều trị.

Rủi ro từ chatbot

Gartner cảnh báo rằng có những rủi ro khi sử dụng ChatGPT vì nhiều người dùng có thể không hiểu những hạn chế về dữ liệu, bảo mật và phân tích.

Theo Gartner, một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với doanh nghiệp là ChatGPT có thể đi quá đà, tạo ra văn xuôi hùng hồn với các câu trả lời bằng ngôn ngữ tự nhiên chứa ít nội dung có giá trị, hoặc tệ hơn là các tuyên bố không trung thực.

Sử dụng chatbot cũng có thể có nguy cơ làm lộ thông tin bí mật và thông tin nhận dạng cá nhân, vì vậy, điều quan trọng là các công ty phải lưu ý đến dữ liệu nào được sử dụng để cung cấp cho chatbot và tránh đưa vào thông tin bí mật. Việc hợp tác với các nhà cung cấp cung cấp các chính sách quyền sở hữu và sử dụng dữ liệu chặt chẽ cũng rất quan trọng.

OpenAI cho biết đây là bản xem trước của tiến trình và cộng ty còn rất nhiều việc phải làm về tính mạnh mẽ và trung thực.

Gartner, trong báo cáo của mình, về cơ bản đã đồng ý rằng đây là giai đoạn còn sớm và là một công nghệ được thổi phồng với những ứng dụng tiềm năng quan trọng.

AI và cuộc chiến tìm kiếm

Được thành lập vào năm 2015, OpenAI nhận được sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư như Elon Musk, Amazon Web Services (AWS), Infosys, YC Research và Altman, người đã trở thành Giám đốc điều hành OpenAI vào năm 2019, năm công ty niêm yết cổ phiếu.

Các nhà đầu tư ban đầu khác bao gồm Microsoft, đã đầu tư 1 tỷ USD vào OpenAI vào năm 2019 và đã công bố kế hoạch đầu tư thêm nhiều tỷ USD. Microsoft cũng thông báo công cụ tìm kiếm Bing của họ đang được nâng cấp bằng GPT-4, phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ AI do OpenAI xây dựng.

Thông báo này đã bắt đầu một cuộc chiến chatbot tìm kiếm giữa Microsoft và Google. Microsoft hy vọng việc sử dụng GPT-4 sẽ giúp Bing vượt qua công cụ tìm kiếm thống trị lâu nay của Google. Google vừa công bố phiên bản riêng của công nghệ chatbot có tên là Bard. Đây là một dịch vụ AI đàm thoại được hỗ trợ bởi công nghệ có tên là Mô hình Ngôn ngữ cho Ứng dụng Đối thoại (viết tắt là LaMDA).

Preply, một nền tảng học ngôn ngữ toàn cầu, đã công bố kết quả của một nghiên cứu so sánh trí thông minh của Google với ChatGPT. Preply đã tập hợp cái gọi là “một nhóm các chuyên gia truyền thông”, những người đã đánh giá từng nền tảng AI trên 40 thử thách trí thông minh.

Thử thách cho thấy ChatGPT đánh bại Google với tỷ số 23-16, với một tỷ số hòa. Tuy nhiên, Google đã làm xuất sắc các câu hỏi và truy vấn cơ bản khi thông tin thay đổi theo thời gian.

LTV